'

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P2)
Mục lục
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Nam thể hiện:

  • A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
  • B. quyền tự do, dân chủ của Nam.
  • C. sự tương thân tương ái của Nam. 
  • D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 2: “Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.” Là ý nghĩa của:

  • A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
  • B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
  • C. quyền tự do hoạt động tín ngưỡng. 
  • D. quyền bình đẳng giữa các tín ngưỡng

Câu 3: Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

  • A. về bầu cử, ứng cử.
  • B. về tham gia quản lý nhà nước.
  • C. giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.

Câu 4: Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền:

  • A. dùng tiêng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình.
  • B. tự do ngôn ngữ, chữ việt, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hóa của mình.
  • C. Dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống, văn hóa của mình.
  • D. Dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình.

Câu 5: Một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng về tôn giáo của công dân được hiểu là:

  • A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào
  • B. Công dân không có quyền lựa chọn tôn giáo mà phải theo sự sắp xếp của cha mẹ
  • C. Người đã theo một tôn giáo nào đó không có quyền bỏ để đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
  • D. Mọi công dân có nghĩa vụ phát triển tôn giáo.

Câu 6: Dân tộc được hiệu theo nghĩa, là

  • A. một bộ phận dân cư của quốc gia.
  • B. một dân tộc thiểu sô.
  • C. một dân tộc ít người.
  • D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc?

  • A. Là người dân tộc Mông nên H được cộng điểm ưu tiên trong kì thì THPT Quốc gia. 
  • B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X là người dân tộc Tày.
  • C. Anh T và chị N yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì chị N là người dân tộc Nùng.
  • D. Xã M được hưởng chính sách ưu tiên của nhà nước về phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn

Câu 8: Quyền bình đăng giữa các tôn giáo là:

  • A. cơ sở để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
  • B. cơ sở để thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
  • C. cơ sở, tiền để quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình,

Câu 9: Chủ trương nào sau đây của Nhà nước hướng đến thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?

  • A. Đảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu Quốc hội thích đáng.
  • B. Ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đổi với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • C. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
  • D. Cấp học bổng cho con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Câu 10: Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

  • A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.
  • B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.
  • C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.
  • D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

Câu 11: Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

  • A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.
  • B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
  • C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 12: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước ...

  • A. bao bọc       
  • B. bảo hộ 
  • C. bảo đảm       
  • D. bảo vệ

Câu 13: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • B. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
  • C. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.
  • D. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

Câu 14: Nhận xét nào dưới đây phù hợp vê tình hình tôn giáo ở nước ta?

  • A. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo
  • B. Việt Nam là quốc gia chỉ có một tôn giáo tồn tại
  • C. Ở Việt Nam chỉ có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo
  • D. Ở Việt Nam mọi người đều theo tôn giáo.

Câu 15: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Chính trị.     
  • B. Đầu tư.
  • C. Kinh tế.         
  • D. Văn hóa, xã hội.

Câu 16: Đề thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công faan có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác phải có thái độ gì với nhau:

  • A. Tôn trọng.
  • B. Độc lập.
  • C. Công kích.
  • D. Tách rời.

Câu 17: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu:

  • A. các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
  • B. các tôn giáo có quyền hoạt động trong khuôn khô pháp luật và được pháp luật bảo vệ
  • C. các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
  • D. các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.

Câu 18: H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây ?

  • A. Tự do cá nhân.
  • B. Tự do yêu đương.
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
  • D. Bình đẳng giữa các gia đình.

Câu 19: Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?

  • A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
  • D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi

Câu 20: Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

  • A. Đạo cao đài.           
  • B. Đạo tin lành 
  • C. Đạo phật.               
  • D. Đạo thiên chúa

Câu 21: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đăng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật là nội dung về quyền bình đẳng giữa các:

  • A. Tín ngưỡng.
  • B. Chức sắc.
  • C. Tín đô.
  • D. Tôn giáo.

Câu 22: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khô của

  • A. Giáo hội.
  • B. Pháp luật.
  • C. Đạo pháp.
  • D. Hội thánh.

Câu 23: Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về:

  • A. kinh tế.       
  • B. chính trị.
  • C. văn hóa.     
  • D. giáo dục.

Câu 24: Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến pát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?

  • A. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số
  • B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số
  • C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế
  • D. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu 25: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các:

  • A. Dân tộc.
  • B. Công dân
  • C. Vùng miền.
  • D. Giới tính