'

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2)
Mục lục
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trên cơ sở quyền sáng tạo, công dân đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ở những thành tựu gì?

  • A. Công dân tạo ra nhiều tác phẩm và công trình khoa học.
  • B. Công dân được mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức.
  • C. Công dân có đời sống vật chất và tỉnh thần đầy đủ.
  • D. Công dân không ngừng phát triển tài năng. 

Câu 2: Q thi đỗ và được tuyển chọn vào lớp Cử nhân chất lượng cao của Trường Đại học M. Q đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học không hạn chế.
  • B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
  • C. Quyền được phát triển của công dân.
  • D. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 3: L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học. L cho rằng mình không còn quyền học tập nữa. Trong trường hợp này, theo em, L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập nữa không ?

  • A. Có thể học bất cứ lúc ngành nào.
  • B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
  • C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
  • D. Có thể học tập không hạn chế.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

  • A. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.
  • B. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
  • C. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
  • D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.

Câu 5: Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền được phát triển của công dân.
  • C. quyền tự do của công dân.
  • D. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân.

Câu 6: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

  • A. Công dân có quyền học tập không hạn chế.
  • B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
  • C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • D. Công dân có quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 7: Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền tác giả.
  • B. Quyền sở hữu công nghiệp.
  • C. Quyền phát minh sáng chế.
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 8: Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?

  • A. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.
  • B. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.
  • C. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.
  • D. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.

Câu 9: Quyền được học trước tuôi, học vượt lớp, học rút ngăn thời gian so với quy định chung là nhằm

  • A. Thỏa mãn đời sống vật chất
  • B. Thỏa mãn đời sống tinh thần
  • C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
  • D. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân ?

  • A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
  • B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
  • C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
  • D. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.

Câu 11: Việc học sinh đỗ thủ khoa đại học và đạt giải trong cuộc thi Olympic Quốc tế được Nhà nước tuyên dương thể hiện:

  • A. Ai cũng được bình đẳng về cơ hội học tập.
  • B. Ai cũng có quyền tự do nghiên cứu khoa học.
  • C. Công dân được hưởng đời sống vật chất, tỉnh thần đầy đủ.
  • D. Những người học giỏi, tài năng được xã hội thừa nhận, quan tâm.

Câu 12: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật có lợi cho đất nước là nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền tinh thần.
  • D. Quyền văn hóa.

Câu 13: Công dân được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là biểu hiện công dân được phát triển về:

  • A. Đời sống vật chất.
  • B. Đời sống văn hoá.
  • C. Đời sống tỉnh thân.
  • D. Đời sống chính trị.

Câu 14: Quyền nào không thuộc là quyền sáng tạo của công dân?

  • A. Quyền tác giả.
  • B. Quyền sở hữu công nghiệp.
  • C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 15: Việc học sinh là người dân tộc thiểu số được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Điều này thể hiện công dân được hưởng:

  • A. Điều kiện chăm sóc về thể chất.
  • B. Điều kiện học tập không hạn chế.
  • C. Công bằng xã hội trong giáo dục.
  • D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Câu 16: Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là nội dung quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền tác giả.
  • C. Quyền được phát triển.
  • D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 17: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

  • A. học thường xuyên, học suốt đời.
  • B. tự do học tập.
  • C. học bất cứ nơi nào.
  • D. bình đẳng về trách nhiệm học tập.

Câu 18: D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học tập theo sở thích.
  • B. Quyền học tập không hạn chế.
  • C. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
  • D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.

Câu 19: Ông Lê Thanh Trị (57 tuổi) sông ở Lâm Đồng đã chế tạo thành công máy rửa cà rốt đa năng. Ông đã thực hiện quyền gì của công dân?

  • A. Quyền học tập.
  • B. Quyền sáng tạo
  • C. Quyền được phát triển.
  • D. Quyền nghiên cứu khoa học.

Câu 20: Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền được khuyến khích.

B. Quyền học tập.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được ưu tiên.

Câu 21: Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền lao động sáng tạo.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền sáng tạo.
  • D. Quyền cải tiến máy móc.

Câu 22: Việc mở các trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:

  • A. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
  • B. Bảo đảm công bằng trong giáo dục.
  • C. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
  • D. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Câu 23: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập thể hiện điều gì?

  • A. Công bằng xã hội trong giáo dục.
  • B. Bất bình đẳng trong giáo dục.
  • C. Định hướng đổi mới giáo dục .
  • D. Chủ trương phát triển giáo dục.

Câu 24: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được sáng tạo
  • B. Quyền học tập
  • C. Quyền được phát triển
  • D. Quyền tác giả

Câu 25: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Học tập.
  • B. Sáng tạo.
  • C. Sống còn.
  • D. Phát triển.

Câu 26: Tự do đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền dân chủ.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Quyền sáng tạo.

Câu 27: Trường hợp nào dưới đây được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học?

  • A. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tês.
  • B. Con mồ côi.
  • C. Người dân tộc thiểu số.
  • D. Tốt nghiệp Trung học phố thông đạt loại giỏi.

Câu 28: Tạo điều kiện để người tài làm việc và cống hiến tài năng cho đất nước là thực thực quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền dân chủ.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Quyền sáng tạo.

Câu 29: Trong kì thi đại học vừa qua, B đã đỗ cả hai trường đại học nhưng chỉ muốn học một trường. Việc chọn lựa trường nào của B dựa vào quyền nào dưới đây? 

  • A. Học không hạn chế
  • B. Học bất cứ ngành nghề nào
  • C. Học thường xuyên, suốt đời
  • D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tập