'

Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Sinh học năm 2019

Theo dõi 1.edu.vn trên
Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Sinh học năm 2019
Mục lục
Đề 1: Luyện thi THPTQG môn Sinh học năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

  • A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
  • B. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào.
  • C. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.
  • D. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân.

Câu 2: Thế nào là liên kết gen?

  • A. Các gen không alen cùng nằm trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
  • B. Các gen alen cùng nằm trên 1 NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
  • C. Các gen alen cùng nằm trong 1 bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.
  • D. Các gen không alen nằm trên các NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

Câu 3: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hon so với hít vào?

  • A. Vì một luợng CO2 đuợc dồn về phổi từ các co quan khác trong cơ thể.
  • B. Vì một luợng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
  • C. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
  • D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

  • A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
  • B. sự tổ hợp của cặp NST trong thụ tinh.
  • C.sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
  • D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 5: Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

  • A. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
  • B. cho hiệu suất thụ tinh cao.
  • C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.
  • D. không nhất thiết phải cần môi trường nước.

Câu 6: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

  • A. Nhân bản vô tính.
  • B. cấy truyền phôi.
  • C. Gây đột biến nhân tạo.
  • D. Lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 7: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen trên NST giới tính Y quy định là

  • A. được di truyền thẳng ở giới dị giao tử.
  • B. luôn di truyền theo dòng bố.
  • C. chỉ biểu hiện ở con cái.
  • D. chỉ biểu hiện ở con đực.

Câu 8: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ A+G/ T+X = 4 để tổng hợp 1 chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này. Trong tổng số nucleotit tự do môi trường cần cung cấp, số nucleotit tự do loại T+X chiếm

  • A. 3/4.
  • B. 1/5.
  • C. 1/4.
  • D. 4/5

Câu 9: Vì sao trong quá trình tổng hợp ADN, trên mạch khuôn 5’ - 3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?

  • A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tồng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’.
  • B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tồng hợp mạch mới theo chiều 3’ -5’.
  • C. Vì trên gen có các đoạn okazaki.
  • D. Vì gen không liên tục có các đoạn exon xen kẽ intron.

Câu 10: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thích).
  • B. Quá trình quang phân li nước.
  • C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • D. Quá trình khử CO2.

Câu 11: Sinh sản vô tính không thể tạo thành

  • A. thể hợp tử.
  • B. thể giao tử.
  • C. thể bao tử.
  • D. bào tử đơn bội.

Câu 12: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể?

1. Mất đoạn NST.

2. Lặp đoạn NST.

3. Đột biến gen.

4. Đột biến lệch bội.

5. Chuyển đoạn NST không tương hỗ.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5
  • D. 2.

Câu 13: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli là

  • A. enzim ADN polimezara.
  • B. đường lactozo.
  • C. protein ức chế.
  • D. đường mantozo.

Câu 14: Đặc điểm nào không có ở hoocmon thực vật?

  • A. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
  • B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
  • C. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao.
  • D. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

Câu 15: Cho các bộ phận sau:

1. Đỉnh rễ.             2. Thân.

3. Chồi nách.       4. Chồi đỉnh.

5. Hoa.                   6. Lá.

Mô phân sinh đỉnh không có ở

  • A. 1,2, 3.
  • B. 2, 5, 6.
  • C. 1, 5, 6.
  • D. 2, 3, 4.

Câu 16: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

  • A. Aabb x aaBb.
  • B. aabb x AaBB.
  • C. AaBb x Aabb.
  • D. AaBb x AaBb.

Câu 17: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái

  • A. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
  • B. sinh lý rất khác với con trưởng thành.
  • C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
  • D. cấu tạo và sinh lý gần giống vói con trưởng thành.

Câu 18: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so vói sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”

  • A. chậm và tốn nhiều năng lượng.
  • B. nhanh và tốn nhiều năng lượng,
  • C. chậm và tốn ít năng lượng.
  • D. nhanh và tốn ít năng lượng.

Câu 19: Thực hiện phép lai giữa hai dòng cây thuần chủng: thân cao - lá nguyên với cây thân thấp – lá xẻ, F1 thu được 100% cây cao -lá nguyên. Cho cây F1 giao phấn với cây cao - lá xẻ, F2 thu được 4 kiểu hình trong đó cây cao - lá xẻ chiếm 30%. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân thấp - lá xẻ ở F2 là bao nhiêu ?

  • A. 5%.
  • B. 10%.
  • C. 30%.
  • D. 20%.

Câu 20: FSH có vai trò kích thích

  • A. tế bào kẽ sản xuất tesosteron.
  • B. ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
  • C. tuyến yên tiết LH và GnRH.
  • D. phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

Câu 21: Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

  • A. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tủy →tủy sống →các cơ ngón tay.
  • B. Thụ quan đau ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.
  • C. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi cảm giác của dây thần kinh tủy —> các cơ ngón tay.
  • D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

Câu 22: Một đoạn NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trật tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST bị đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường làm

  • A. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
  • B. thay đổi số nhóm gen liên kết của loài,
  • C. xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
  • D. gây chết cho cơ thể mang đột biến.

Câu 23: Một loài động vật có bộ NST 2n =12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 2 không phân li trong kì sau I, các tế bào khác giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, khi tất cả các tế bào hoàn tất quá trình giảm phân thì số loại giao tử có 7 NST chiếm tỉ lệ

  • A. 0,25%.
  • B. 2%.
  • C. 0,5%.
  • D. 1%.

Câu 24: Hệ số hô hấp (RQ) là

  • A. tỷ số giữa phân tử $H_{2}O$ thải ra/số phân tử $O_{2}$ lấy vào khi hô hấp.
  • B. tỷ số giữa số phân tử $O_{2}$ thải ra/ số phân tử $CO_{2}$ lấy vào khi hô hấp.
  • C. tỷ số giữa số phân tử $CO_{2}$ thải ra/ số phân tử $O_{2}$ lấy vào khi hô hấp.
  • D. tỷ số giữa số phân tử $CO_{2}$ thải ra/ số phân tử $H_{2}O$ lấy vào khi hô hấp.

Câu 25: Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào là sinh sản vô tính ở động vật?

1. Phân đôi.         2. Nảy chồi.        3. Sinh sản bằng bào tử.

4. Phân mảnh.     5. Trinh sản.

  • A. 1,3, 4, 5.
  • B.2, 3,4, 5
  • C. 1, 2, 4, 5.
  • D. 1, 2, 3, 5.

Câu 26: Cho phép lai $P:\frac{AB}{ab}X^{D}X^{d}\times \frac{AB}{ab}X^{d}Y$ thu đuơc F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhung xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1, số cá thể mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ

  • A. 46%.
  • B. 32%.
  • C. 28%.
  • D. 22%.

Câu 27: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết photphodieste nối giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong truòng hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể đuợc tạo ra?

  • A. Giao tử có 1500 G.
  • B. Giao tử có 525 A.
  • C. Giao tử có 1275 T.
  • D. Giao tử có 1275 X.

Câu 28: Trong trường hợp nào sau đây, 1 đột biến gen không thể trở thành thể đột biến?

  • A. Gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
  • B. Gen đột biến trội.
  • C. Đột biến gen lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.
  • D. Đột biến gen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hợp tử.

Câu 29 Nếu không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai AABb x aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

  • A. 2.
  • B. 1.
  • C. 3
  • D. 4.

Câu 30 Thành phần nào sau đây không trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp protein?

  • A. tARN
  • B. mARN.
  • C. ADN.
  • D. Rlboxom.

Câu 31 Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là

  • A. xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
  • B. xảy ra chậm, khó nhận thấy,
  • C. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
  • D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Câu 32: Cho một số hiện tượng gặp ở sinh vật sau:

1. Giống lúa lùn, cứng có khả năng chịu được gió mạnh.

2. Cây bàng và cây xoan rụng lá vào mùa đông.

3. Cây ngô bị bạch tạng.

4. Cây hoa anh thảo đỏ khi trồng ở nhiệt độ 35°C thì ra hoa màu trắng. Những hiện tượng nào là biến dị thường biến?

  • A. 2,4.
  • B. 1,2.
  • C. 1,3.
  • D. 2,3

Câu 33: Một loài thực vật cho cây thân cao - quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 kiểu hình, trong đó số cây thân thấp - quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Hai cặp gen đang xét nằm trên cùng 1 cặp NST.
  • B. F1 có 10 loại kiểu gen, trong tổng số cây thân cao- quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 3/7.
  • C. Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
  • D. Trong tổng số cây thân cao - quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 4/7.

Câu 34. Để kích thích cành giâm ra rễ, người ta sử dụng thuốc kích thích ra rễ, trong các thuốc này, chất nào sau đây có vai trò chính?

  • A. Xitôkinin.
  • B. Axêtylen.
  • C. ABB.
  • D. Auxin.

Câu 35: Môt cá thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab}\frac{DE}{de}$ . Nếu hoán vi gen xảy ra ở cả 2 căp NST tương đồng thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?

  • A. 9.
  • B. 8.
  • C. 4.
  • D. 16.

Câu 36: Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra

  • A. tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen .
  • B. Thành phần các alen đặc trung của quần thể.
  • C. vốn gen của quần thể.
  • D. tính ổn định của quần thể.

Câu 37: Định luật Hacđi -Vanbec chỉ đúng trong trường hợp:

1. Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên.

2. Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen.

3. Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau.

4. Không phát sinh đột biến mới.

5. Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể.

  • A.2, 3, 4, 5.
  • B. 1,2, 3, 4.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 2 ,3 ,5.

Câu 38: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là

  • A. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa =1.
  • B. 0,3 5 AA + 0,30 Aa + 0,3 5 aa = 1.
  • C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.
  • D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 39: Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

  • A. có nhiều tác nhân kích thích.
  • B. không liên quan đến sự phân chia tế bào.
  • C. tác nhân kích thích không định hướng.
  • D. có sự vận động vô hướng.

Câu 40: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

  • A. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
  • B. Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
  • C. Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
  • D. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.