'
Câu 1: Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
Câu 2: Cho giao phấn giữa cây đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Theo lí thuyết, phương pháp nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?
Câu 3: Một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
Câu 4: Quần thể thực vật có ở thế hệ xuất phát P: 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Biết rằng, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
(I) Sau 1 thế hệ tự thụ phấn, F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,5AA: 0,2Aa : 0,3aa.
(II) Cho các cây hoa đỏ ở P giao phấn tự do, tỉ lệ kiểu hình F1 là 15 đỏ : 1 trắng.
(III) Cho các cây hoa đỏ ở P giao phấn với các cây hoa trắng, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3 đỏ : 1 trắng.
(IV) Cho các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 7 đỏ : 1 trắng Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
Câu 5: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(2) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(3) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(4) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Câu 6: Một loài thực vật, A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp; B qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với b qui định quả vàng. Cho cơ thể có kiểu gen $\frac{AB}{ab}$ (hoán vị gen với tần số f= 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau.
Câu 7: Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở
Câu 8: Cho các cấu trúc sau:
(1) Crômatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc
(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nuclêôxôm.
Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?
Câu 9: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm.
(3) Bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphentơ
(5) Máu khó đông. (6) Hội chứng Tơcnơ
(7) Hội chứng Đao.
Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?
Câu 10: Pha sáng của quá trình quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các
Câu 11: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
Câu 12: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với nhân đôi ADN ở E. coli về:
(1) Chiều tổng hợp.
(2) Các enzim tham gia.
(3) Số lượng các đơn vị nhân đôi.
(4) Nguyên tắc nhân đôi. Phương án đúng là :
Câu 13: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 14: Với n cặp gen dị hợp tử ở F1 di truyền độc lập thì số loại giao tử ở F1 là bao nhiêu?
Câu 15: Lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, Fi đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lại thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo qui luật nào sau đây?
Câu 16: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lại với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, Fa phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen
Câu 18: Hình dưới mô tả hiện tượng nhiều ribôxôm cùng trượt trên một phân tử mARN khi tham gia dịch mã. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng?
(I) Mỗi phân tử mARN thường được dịch mã đồng thời bởi một số ribôxôm gọi là pôliribôxôm.
(II) Ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã xong sẽ tách thành tiểu đơn vị bé và một tiểu đơn vị lớn.
(III) Có nhiều loại chuỗi pôlipeptit khác nhau được hình thành.
(IV) Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
Câu 19: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 20: Tính trạng hình dạng hạt lúa do một gen có 2 alen qui định và trội lặn hoàn toàn. Cho lúa hạt tròn lại với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
Câu 21: Các loài thân mềm sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?
Câu 22: Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung nào sau đây?
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?
Câu 24: Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến
Câu 25: Đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh, alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn lại với hạt xanh, trơn được F1: 1 hạt vàng, trơn; 1 hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là:
Câu 26: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?
Câu 27: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng như
Câu 28: Một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 25% cây hoa đỏ ; 50% cây hoa hồng ; 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, hãy cho biết trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(I) Đời con của 1 cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(II) Chỉ cần dựa vào kiểu hình cũng có thể phân biệt được cây có kiểu gen đồng hợp tử và cây có kiểu gen dị hợp tử.
(III) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(IV) Kiểu hình hoa hồng là kết quả tương tác giữa 2 alen của cùng 1 gen.
Câu 29: Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp ở F1?
(I) 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(II) 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(III) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
(IV) 7 cây thân thấp, hoa đỏ :1 cây thân thấp, hoa vàng.
Câu 30: Phép lai nào dưới đây tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất?
Câu 31: Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lại (P): $\frac{AB}{ab}X^{D}X^{d}\times \frac{AB}{ab}X^{D}Y$ , thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng chiếm 1,25%. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 40 loại kiểu gen.
(2) Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cm.
(3) F1 có 52,5% số ruồi mang kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(4) F1 có 10% số cá thể cái mang kiểu hình trội về hai tính trạng.
Câu 32: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
Câu 33: Một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
Câu 34: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) dày và luôn ẩm ướt
Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?
Câu 35: Kết luận nào sau đây sai khi nói về đột biến nhiễm sắc thể?
Câu 36: Quả cà chua, tính trạng màu sắc và hình dạng quả, mỗi tính trạng do một gen có 2 alen quy định. Đem 2 cây thuần chủng quả đỏ, tròn và quả vàng bầu dục lại với nhau thu được F1 100% cây quả đỏ, tròn. Cho F1 lai với nhau F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó cây quả đỏ, bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng:
(1) Hoán vị gen với f = 36% (2) Hoán vị gen với f= 48%
(3) Hoán vị gen với f= 20% C (4) Hoán vị gen với f= 40%
Câu 37: Một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có: 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.
II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.
IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 4%.
Câu 38: Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
Câu 39: Một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hóa lactôzơ vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã
(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.
Những giải thích đúng là:
Câu 40: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về quá trình phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: