'
Mỗi NST gồm một phân tử ADN. Trên một phân tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên ADN (locut)
--> các gen trên một NST di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.
Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n).
P (t/c): Xám, dài x đen, cụt
F1: 100% xám, dài
F1 lại phân tích
Fa: 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen, dài
=> không đúng với QLPLĐL (tỉ lệ là 1 : 1: 1: 1)
Trong kì đầu giảm phân I hình thành giao tử, 2 NST trong cặp tương đồng xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo tạo ra hoán vị gen.
Tần số hoán vị gen (f%) = ∑ tỷ lệ giao tử hoán vị.
Tần số hoán vị gen (f%) ≤ 50%)
Các gen càng gần nhau trên NST thì f % càng nhỏ và ngược lại f % càng lớn.
Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau. Trong tự nhiên nhiều gen khác nhau giúp sinh vật thích nghi với môi trường có thể được tập hợp trên cùng NST giúp duy trì sự ổn định của loài.
Trong chọn giống có thể gây đột biến chuyển đoạn, chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST tạo ra các giống có các đặc điểm mong muốn.
Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nhiều loại giao tử là cơ sở hình thành nhiều tổ hợp gen mới
--> Tạo nguồn nguyên liệu biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống.
Căn cứ vào tần số hoán vị gen để xác định trình tự các gen trên NST (xây dựng được bản đồ gen).
Bản đồ di truyền giúp dự đoán tần số tổ hợp gen mới trong các phép lai, có ý nghĩa trong công tác chọn giống và nghiên cứu khoa học: giảm thời gian kết đôi giao phối.
Câu 1: Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Câu 2: Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
Câu 3: Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Câu 4: Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên một NST?