'

Giải TBĐ địa 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Theo dõi 1.edu.vn trên
Giải TBĐ địa 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 36. Đây là bài hướng dẫn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.

Bài 1: Trang 36 - sách TBĐ địa lí 12

Cho bảng số liệu dưới đây.

Tình hình sản xuất cây lương thực có hạt ở nước ta

Năm Diện tích trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn ha)

1990

1995

1997

2000

2005

2008

6.477

7.324

7.768

8.399

8.383

8.542

6.043

6.766

7.100

7.666

7.329

7.400

19.255

24.964

27.524

32.530

35.833

38.730

  • Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2008
  • Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa từ biểu đồ đã vẽ.
  • Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu các vùng trọng điểm lương thực của nước ta.

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Nhận xét và giải thích:

Giai đoạn 1990 - 2008:

  • Diện tích trồng lúa có xu hướng tăng nhưng không ổn định do đất nông nghiệp được cắt giảm để phục vụ công nghiệp
  • Sản lượng lúa có xu hướng tăng nhanh từ hơn 19 nghìn tấn năm 1990 tăng lên gần 39 tấn năm 2008 vì người dân đã biết áp dụng các khoa học kĩ thuật tiến bộ, các loại giống tốt....

Vùng trọng điểm lương thực của nước ta là:

  • Đồng bằng sông Hồng
  • Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 2: Trang 37 - sách TBĐ địa lí 12

Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng trâu, bò, lợn của từng vùng vào lược đồ bên

Trả lời:

Bài 3: Trang 37 - sách TBĐ địa lí 12

Nhận xét tình hình phân bố đàn trâu, bò, lợn theo các vùng

Trả lời:

Nhận xét:

Trâu nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (1.689 nghìn con), tiếp đến là Bắc Trung Bộ. Trong khi các vùng lại rất ít, thấp nhất là ĐB. Sông Cửu Long, ĐNB.

Đàn bò phân bố khá đều khắp cả nước, tập trung nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ (1.439 nghìn con), sau đó là Bắc Trung Bộ, trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đàn lợn phân bố khá đều ở cả nước, nhiều nhất ở ĐB. Sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ (> 6.000 nghìn con), Tây Nguyên có đàn lợn ít nhất.

Bài 4: Trang 37 - sách TBĐ địa lí 12

Từ nhận xét trên, hãy rút ra đặc điểm phân bố đàn gia súc ở nước ta

Trả lời:

Gia súc nước ta phân bố khác nhau ở các vùng: trâu phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp, với khí hậu mùa đông lạnh; đàn bò thích hợp với khí hậu khô nóng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ; đàn lợn tập trung ở các vùng có nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp và các vùng đồng bằng, ven thành phố.