'
Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu khái niệm về chu trình sinh địa hóa và nguyên nhân làm cho vật chất quay vòng.
- Nêu được 3 chu trình vật chất chủ yếu trong SGK.
- Nêu được khái niệm về sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ
- Giải thích nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng:.Quan sát, phân tích kênh hình, từ đó rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực Kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án, hình 44.1, 44.2, 44.3, 44.4- SGK.
- Học sinh: SGK, đọc bài học trước ở nhà.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC. Khái niệm về chu trình vật chất, sinh quyển.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm chuỗi và lưới thức ăn? Phân biệt 3 loại hình tháp sinh thái?
3. Bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||
GV cho HS quan sát một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ khí CO2trong bầu khí quyển tăng? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức: | |||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: - Nêu khái niệm về chu trình sinh địa hóa và nguyên nhân làm cho vật chất quay vòng. - Nêu được 3 chu trình vật chất chủ yếu trong SGK. - Nêu được khái niệm về sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ - Giải thích nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức | |||
Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 44.1 Yêu cầu học sinh phân tích sơ đồ theo chiều mũi tên trong sơ đồ hình 44.1, hãy giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá. Giáo viên có thể gợi ý học sinh phân tích: - Trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã: sinh vật sản xuất quang tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường. Sự trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực hiện thông quan chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân giải thành chất vô cơ, sinh vật trong quần xãsử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong chu trình vật chất tiếp theo. * Hoạt động 2: Giáo viên: Cho học sinh đọc mục II.1 và quan sát hình 44.2 ?. Năng lượng khởi nguyên để thực hiện vòng tuần hoàn vật chất lấy từ đâu ? ?. Vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong quần xã sinh vật có quan hệ với nhau như thế nào ? ? Chu trình sinh địa hoá các chất trong HST biểu hiện tính chất sống của quần xã sinh vật như thế nào ? Qua sơ đồ hình 44.2 và các kiến thức đã học, em hãy cho biết: ?. Bằng những con đường nào cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường không khí, đất ? ?. Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không ? Vì sao ? * Hoạt động 3: Giáo viên: Cho học sinh quan sát hình 44.3 Qua sơ đồ hình 44.3, em hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên ?. Em hãy nêu lên một số biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất để nâng cao năng suất cây trồng và cải tạo đất. * Hoạt động 4: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 44.4, hãy mô tả sơ lược vòng tuần hoàn nước và nêu lên các biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất.
* Hoạt động 5: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục III Trái đất bao quanh bởi những lớp vật chất nào ? ?. Những nơi nào có sinh vật sinh sống ? ?. Thế nào là sinh quyển ? ?. Sinh quyển bao gồm những cấu trúc nào ?
?. Nêu các khu sinh học trong sinh quyển ? ?. Hãy sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất. |
- Học sinh quan sát hình 44.1
- Học sinh phân tích
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Nitơ đi từ môi trường vô cơ vào quần xa dạng amôn, nitrit và nitrat có nguồn gốc từ vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật, từ sấm chớp.
- Học sinh nêu được có rất nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất như: + Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng + Hạn chế rác thải ô nhiễm + Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm.
- Sinh quyển là lớp vật chất bao quanh trái đất có diễn ra hoạt động sống của sinh giới. - Sinh quyển là một thể thống nhất tất cả các hệ sinh thái ở trên cạn và ở dưới nước. - Học sinh trả lời | I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT QUA CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ: - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên theo con đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
II. MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ 1. Chu trình cabon - Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã qua hô hấp ở thực vật. - Cacbon trao đổi trong quần xã qua chuỗi và lưới thức ăn. - Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường. + Hô hấp của động - Thực vật + Phân giải của sinh vật + Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp
2. Chu trình nitơ: - Nitơ đi từ môi trường vô cơ vào quần xã dạng amôn, nitrit và nitrat có nguồn gốc từ vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với thực vật, từ sấm chớp. - Sự trao đổi nitơ trong quần xã: qua chuỗi và lưới thức ăn - Nitơ trở lại môi trường vô cơ nhờ hoạt động của vi khuẩn phản nitrat. - Nitơ trầm tích trong đất, nước.
3. Chu trình nước. - Vòng tuần hoàn nước. Nước mưa rơi xuống trái đất, chảy trên mặt đất, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, còn lại phần được tích luỹ trong đại dương, sông, hồ... nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
III. SINH QUYỂN: Sinh quyển là lớp vật chất bao quanh trái đất có diễn ra hoạt động sống của sinh giới. - Sinh quyển là một thể thống nhất tất cả các hệ sinh thái ở trên cạn và ở dưới nước.
Cấu trúc của sinh quyển: Là khoảng không gian bao gồm: - Sâu tới 100 mét trong thạch quyển - Toàn bộ thuỷ quyển tới đáy biển sâu trên 8km. - Lên cao tới 20km trong khí quyển. |
|
Câu 1: Chu trình sinh địa hóa là A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sinh vật thông qua lưới thức ăn D. sự trao đổi vật chất giữa sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 2: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. hô hấp của sinh vật B. quang hợp của cây xanh C. phan giải chất hữu cơ D. khuếch tán Đáp án: B Câu 3: Trên Trái Đất, sinh quyên bao gồm những khu sinh học chủ yếu là A. các khu sinh học trên cạn B. các khu sinh học dưới nước C. khu sinh học nước ngọt và biển D. cả A và C Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 4: Các sông, suối, hồ, đầm thuộc loại khi sinh học nào sau đây? A. các khu sinh học trên cạn B. khu sinh học nước ngọt C. khu sinh học nước mặn D. cả B và C Đáp án: B Câu 5: Chu trình sinh địa hóa có vai trò A. duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển B. duy trì sự cân bằng trong quần xã C. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển D. duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển Hiển thị đáp án Đáp án: C | |||
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. | |||
Trong mỗi chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Em hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh hoạ. Lời giải: - Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng động trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa… | |||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề | |||
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học |
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
* Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 Sách giáo khoa