'

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Theo dõi 1.edu.vn trên
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Câu 3: trang 197 sgk Ngữ Văn 12 tập hai

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài Làm:

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

  • Nguyễn Minh Châu là người mở đường tài hoa và tinh anh nhất thời hậu chiến. Tác phẩm của Nguyễn Minh Châu luôn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố đời thường và tầm triết luận sâu sắc. Những sáng tác của ông luôn cho người đọc thấy một cuộc đấu tranh, suy tư trăn trở về cuộc đời và con người.
  • Chiếc thuyền ngoài xa ra đời năm 1983 nhưng bốn năm sau mới ra mắt, in trong tập truyện cùng tên (1987), mang tới cho người đọc nhiều triết luận đúng đắn về cuộc sống và con người
  • Tình huống truyện: độc đáo, đầy bất ngờ'

Thân bài

a) Tình huống truyện 

  • Khái niệm: Những sự kiện diên ra trong khoảnh khắc để từ đó nhân vật xuất hiện và bộc lộ cá tính, phẩm chất và quá trình nhận thức của mình.
  • Có 3 loại tình huống truyện:
    • Tình huống hành động
    • Tình huống tâm trạng
    • Tình huống nhận thức

=> Tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ của tác giả trong tác phẩm.

b) Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 

  • Tình huống trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức. Tức là những tình huống được xây dựng để giúp nhân vật (con người) nhận thức ra một triết lí, một sự thực nào đó trong cuộc sống. Qua hai tình huống truyện ấy, không chỉ Phùng, Đẩu mà cả người đọc dường như cũng ngộ ra được những chân lí, những vẻ đẹp vốn dĩ tiềm ẩn đằng sau những hình ảnh chân thực mà chúng ta được nhìn thấy, được chứng kiến.
  • Tình huống thứ nhất - phát hiện vê nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng: 
    • Phùng được giao nhiệm vụ chụp một bộ ảnh về biển cho bộ lịch năm mới. Anh đã tới vùng biển từng là chiến trường cũ của mình, để thăm người bạn, để canh chụp cảnh biển. Sau gần một tuần lễ tìm kiếm, Phùng đã tìm được một cảnh đắt trời cho đó là hình ảnh của con thuyền ở ngoài xa. 
    • Phùng cảm giác mình đã tìm được vẻ đẹp hoàn hảo của tự nhiên, là cái đẹp đã đạt tới chân thiện mĩ trong tâm hồn con người. Phùng đã nháy máy lia lịa để ghi lại cảnh của con thuyền ở ngoài xa ấy.
  • Tình huống thứ hai - Nhận thức về cảnh đời éo le
    • Khi con thuyền tiến lại gần, Phùng đã chứng kiến cảnh tượng bạo lực gia đình, của chính những người trên con thuyền tuyệt đẹp mà Phùng vừa chụp kia. Cảnh tượng ấy khiến anh thấy ngỡ ngàng, bất ngờ đến mức cứ há hốc mồm ra mà nhìn.
    • Trong câu chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, Phùng và cả Đẩu đều có được những bài học quý giá về con người và cuộc đời: Người đàn bà xấu xí, thô kệch, rỗ mặt ấy cương quyết không chịu bỏ chồng chính vì cuộc sống éo le, bất hạnh. Và cũng chính từ câu chuyện ấy, Phùng phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những con người với vẻ ngoài xấu xí.

=> Cả hai tình huống đều là tình huống nhận thức vì:

  • Tình huống thứ nhất, Phùng đã nhận ra được vẻ đẹp chân thiện mĩ của sự hoàn thiện, khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Tức là Phùng đã nhận ra được những giá trị đích thực mà nghệ thuật mang tới cho con người. Giá trị ấy lớn hơn tất cả những gì mà vật chất có thể mang lại.
  • Tình huống thức hai, Phùng nhận ra được sự đa diện của cuộc đời và con người. Không thể chỉ nhìn cuộc đời và con người bằng con mắt màu hồng xa rời thực tế, mà phải nhìn thật sâu, thấu hiểu được cảnh đời, số phận của họ. Con thuyền khi ở ngoài xa thì thật đẹp nhưng khi tiến lại gần thì là cuộc đời bất hạnh của một người đàn bà. Người đàn bà xấu xí, thô kệch ấy lại ẩn giấu bên trong là một người phụ nữ thấu hiểu, trải đời, giàu đức hi sinh. 
  • Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm quan niệm, triết lí của mình về cuộc đời và con người: Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng và quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người.