'

Soạn giản lược bài chiều tối (Mộ)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Soạn giản lược bài chiều tối (Mộ)
Mục lục
Soạn văn 11 bài chiều tối (Mộ) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:

  • Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.
  • Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ”  ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.
  • Câu thơ thứ ba trong bản dịch thơ được dịch thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ tối thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.
  • Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.

Câu 2:

Bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu:

  • Cánh chim mỏi là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ văn cổ điển, vừa thể hiện không gian vừa thể hiện thời gian gợi lên sự xót xa trong lòng người đọc khi nhà thơ vẫn bị hành trên đường đi đày
  • Hình ảnh chòm mây lơ lửng (cô vân mạn mạn) gợi lên sự lẻ loi đơn độc, có sự đồng điệu giữa nhà thơ với cảnh vật buổi chiều

=> Ta thấy tất cả các sự vật sau một ngày hoạt động đều như đang rơi dần vào trạng thái nghỉ ngơi (trạng thái tĩnh), duy chỉ có Bác vẫn phải bước đi. Trong tình cảnh tù đầy gian khổ, Bác vẫn lạc quan làm thơ và một lòng hướng đến ngày mai cũng chính là buổi bình minh của nước nhà.

Câu 3:

Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu thơ:

  • Hình ảnh cô gái xay ngô tượng trưng cuộc sống lao động bình dị đó càng trở nên đáng qúy, đáng tôn trọng biết bao giữa núi rừng chiều tối âm u, heo hút 
  • Hình ảnh “lò than đã rực hồng” báo hiệu buổi chiều đã kết thúc và buổi tối đã bắt đầu. Buổi tối ấy không phải là một buổi tối lạnh lẽo mà là một buổi tối ấm áp bên cạnh gia đình, bên bếp lửa hồng. Từ đó cũng cho thấy tấm lòng người xa quê, dù có gian lao thế nào vẫn hướng về quê hương, đất nước.

=>Những hình ảnh giản dị được Bác miêu tả hết sức chân thực, qua đó ta thấy được tình yêu của Bác giành cho những người dân nghèo – một con người dù bản thân hết sức khó khăn nhưng vẫn giành những tình cảm chân quý nhất cho người khác.

Câu 4:

Nghệ thuật tả cảnh:

  • Bài thơ chủ yếu là gợi tả không phải miêu tả, nên có tính cô đọng, hàm súc cao
  • Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng linh hoạt để tạo tác hình ảnh thơ
  • Biện pháp điệp vòng nhấn mạnh vào chữ “hồng”- nhãn tự của bài thơ, xua đi mệt mỏi của người chiến sĩ tù đày

Phần luyện tập

Câu 1:

Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ:

  • Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi.
  • Ở hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của người dân xóm núi lại cho thấy một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.

Câu 2:

  • Hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng
  • Ý nghĩa hình ảnh: 
    • Cho thấy tình yêu của Bác với những người dân nghèo. Tâm trạng trên đường chuyển ngục tuy rất mệt mỏi nhưng chỉ cần nhìn thấy những hình ảnh giản dị đã làm Người vui vẻ.
    • Tình yêu quê bao la của Bác