'

Soạn giản lược bài Tây Tiến

Theo dõi 1.edu.vn trên
Soạn giản lược bài Tây Tiến
Mục lục
Soạn văn 12 bài Tây Tiến giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Bố cục:

  • Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): cảm hứng từ cuộc hành trình đầy gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
  • Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo):kỉ niệm về tình quân dân và khung cảnh sông nước miền tây.
  • Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành):hình tượng người lính Tây Tiến,  đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
  •  Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp là kỉ niệm, nỗi nhớ về Tây Tiến và cuối cùng là lời khẳng định mãi gắn bó lòng với Tây Tiến

Câu 2:

Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất chính là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ. Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm 

Câu 3:

Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây:

* Sự duyên dáng, mĩ lệ, thanh bình dưới góc nhìn hào hoa, yêu đời

  • Vẻ đẹp của đêm hội đuốc hoa, xiêm áo rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc
  • Sự gắn bó thủy chung giữa tình quân dân kháng chiến tình nghĩa Việt- Lào ( Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ)
  • Nhân vật trung tâm tạo nên những bất ngờ thú vị, thu hút hồn vía những chàng trai Tây Tiến đó là những cô gái e ấp tình tứ trong những điệu múa tình tứ
  • Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc mái uyển chuyển, với bông hoa làm duyên trên dòng nước lũ

* Cảnh và người Tây Bắc trong kí ức của tác giả: đẹp, có hồn, quyến luyến, tình tứ:

  • Bức tranh 4 có nét đẹp hoang sơ, nên thơ nổi bật hình ảnh con người "dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp man mác
  • Cái đẹp trong nỗi buồn hiu hắt đặc trưng miền sơn cước
  • Trong không gian đó nổi lên sự mềm mại

Câu 4:

Vẻ đẹp của bức chân dung người lính ở: 

  • "Không mọc tóc" sốt rét rừng nên những người lính rụng hết tóc, đây là sự khốc liệt của hoàn cảnh chiến đấu
  • "Quân xanh màu lá": sự khắc nghiệt của điều kiện chiến đấu khiến những người lính xanh xao
  • "Dữ oai hùm" có những nét oai phong hùng mạnh áp đảo kẻ thù ( đây là lối miêu tả ước lệ cổ điển)
  • "Dáng kiều thơm" tâm hồn lãng mạn của những người lính Tây Tiến khi nhớ tới người yêu, hậu phương

 => Nhà thơ khái quát nét ngoại hình người lính tuy ốm nhưng không yếu, vẫn giữ được vẻ đẹp của người lính. Những người lính Tây Tiến dù trong khó khăn, gian khổ vẫn kiên cường, dũng cảm và hòa quyện trong đó sự lãng mạn vốn có.

Câu 5:

 Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả:

  •  "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về
  • Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu
  • "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua
  • "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

=> Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

Phần luyện tập

Câu 1:

Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó

=> Tham khảo: Tại đây

Câu 2:

Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

=> Tham khảo: Tại đây