Câu 1: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng
- A. Núi cao
-
B. Đồi núi thấp
- C. Đồng bằng ven biển
- D. Đồng bằng châu thổ
Câu 2: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là :
- A. xâm thực – mài mòn
-
B. xâm thực - bồi tụ
- C. xói mòn – rửa trôi
- D. mài mòn – bồi tụ
Bảng số liệu sau để trả lời các câu: 3,4,5
Nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7, trung bình năm ở các địa điểm
Địa điểm | Nhiệt độ TB tháng 1 (0C) | Nhiệt độ TB tháng 7 (0C) | Nhiệt độ TB năm (0C) |
Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Quy Nhơn TPHCM | 13,3 16,4 19,7 21,3 23 25,8 | 27 28,9 29,4 29,1 29,7 27,1 | 21,2 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1 |
Câu 3: Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 1 nước ta:
- A. giảm dần từ bắc vào Nam.
-
B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
- C. tăng dần từ Nam ra Bắc.
- D. không ổn định.
Câu 4: Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 7 nước ta:
- A. giảm dần từ Bắc vào Nam.
- B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
- C. tăng dần từ Nam ra Bắc.
-
D. miền Trung cao nhất.
Câu 5: Nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:
- A. giảm dần từ bắc vào Nam.
-
B. tăng dần từ Bắc vào Nam.
- C. tăng dần từ Nam ra Bắc.
- D. miền Trung cao nhất.
Câu 6: Hệ thống sông nào sau đây có tổng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta là
-
A. hệ thống sông Hồng
- B. hệ thống sông Mã
- C. hệ thống sông Cả
- D. hệ thống sông Đồng Nai
Câu 7: Ở Duyên hải miền Trung, loại đất có thể cải tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là:
- A. đất cát
- B. đất mặn
- C. đấ phèn
-
D. đất bạc màu đồi trung du
Câu 8: Ở nước ta loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất là :
- A. đất phù sa cổ
- B. đất phù sa mới
-
C. đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau
- D. đất mùn alit
Câu 9: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là:
- A. thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước
- B. thường có màu đỏ vàng, màu mỡ
-
C. thường có màu đỏ vàng, đất chua, dễ bị thoái hóa
- D. thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày
Câu 10: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô xuất hiện chủ yếu ở vùng:
- A. sơn nguyên Đồng Văn
- B. khu vực Quảng Bình – Quảng trị
-
C. khu vực Nam Trung Bộ
- D. Tây Nguyên
Câu 11: Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của
-
A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi
- B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- C. Sông ngòi nhiều nước
- D. Chế độ nước sông theo mùa
Câu 12: Hệ thống sông có mạng lưới dạng nang quạt ở nước ta là:
-
A. hệ thống sông Hồng – Thái Bình
- B. hệ thống sông Mã
- C. hệ thống sông Cả
- D. hệ thống sông Cửu Long
Câu 13: Khu vực có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta là
- A. Tây Bắc
- B. Bắc Trung Bộ
-
C. cực Nam Trung Bộ
- D. Tây Nguyên
Câu 14: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu
- A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa
-
C. Chế độ nước sông theo mùa
- D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co
Câu 15: chế độ nước sống theo mùa là do
- A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ
- B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn
- C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ
-
D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa
Câu 16: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do
- A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
- B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng
-
C. Chế độ mưa thất thường
- D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp
Câu 17: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là
- A. Đất phèn ,đất mặn
- B. Đất cát, đát pha cát
-
C. Đất feralit
- D. Đất phù sa ngọt
Câu 18: Sự đa dạng và phong phú trong hệ thống cây trồng, vật nuôi tại một nơi ở nước ta là nhờ:
- A. Sự phân hoá theo mùa của khí hậu
- B. Sự phân bố theo độ cao địa hình trong vùng
- C. Sự phân bố theo bắc- nam của địa phương
-
D. Sự phân hoá theo độ cao địa hình, khí hậu, đất trong vùng
Câu 19: Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên?
-
A. Tháng 5 đến 10
- B. Tháng 11 đến 4
- C. Tháng 11 đến 1
- D. Tháng 2 đến 4
Câu 20: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
- A. lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
- B. phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
- C. phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
-
D. sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 21: Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do
- A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- B. Tổng lượng nước sông lớn
- C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa
-
D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi
Câu 22: Kiểu rừng tiêu biểu đặc trưng của khí hậu nóng ẩm ở nước ta là :
-
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
- C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
- B. Rừng gió mùa thường xanh.
- D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 23: Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở
-
A. tạo thành địa hình Cácxtơ.
- B. đất trượt, đá lở ở sườn dốc
- C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
- D. hiện tượng xâm thực
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
- A. Ít phụ lưu.
- B. Nhiều sông
-
C. Phần lớn là sông nhỏ.
- D. Mật độ sông lớn
Câu 25: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là :
- A. tạo thành nhiều phụ lưu.
- B. tổng lượng bùn cát lớn
-
C. địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi
- D. tạo thành dạng địa hình mới
Câu 26: Đất feralit có màu đỏ vàng là do
- A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ
- B. Nhận dược nhiều ánh nắng mặt trời
- C. Lượng phù xa trong đất lớn
-
D. Tích tụ nhiều oxit sắt