Câu 1: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, những ngành đang được phát triển mạnh là :
-
A. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, kinh tế biển.
- B. Trồng cây ăn quả cận nhiệt đới và chăn nuôi bò, lợn.
- C. Trồng cây dược liệu và chăn nuôi ngựa, dê và gia cầm.
- D. Trồng cây chè, quế, hồi, chăn nuôi gia súc nhỏ và thủy sản.
Câu 2: ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước
-
B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước
- C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng
- D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào
Câu 3: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng TRung du và miền núi Bắc Bộ ?
- A. Hà Nam
- B. Thanh Hóa
- C. Vĩnh Phúc
-
D. Tuyên Quang
Câu 4: Một trong những thế mạnh thế mạnh về nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. cây trồng ngắn ngày.
- B. nuôi thuỷ sản.
-
C. chăn nuôi gia súc lớn.
- D. chăn nuôi gia cầm.
Câu 5: Khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không bao gồm:
- A, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối.
- B. tình trạng thiếu nước về mùa đông.
- C. mạng lưới cơ sở chế biến nông sản.
-
D. kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân.
Câu 6: Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trước hết cần phải :
- A. Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ.
- B. Bố trí các cơ sở công nghiệp chế biến gần gần vùng nguyên liệu.
- C. Đào tạo cán bộ khoa học - kĩ thuật.
-
D. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông và năng lượng.
Câu 7: Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, biện pháp đem lại hiệu quả cao về KT-XH và môi trường là:
- A. Phát triển giao thông vận tải lên các vùng dân tộc ít người.
- B. Trang bị kĩ thuật tiên tiến để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-
C. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả và cây công nghiệp.
- D. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực cạn ở những nơi có điều kiện thích hợp.
Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên trước hết là do:
- A. Khác nhau về vị trí địa lí rồi mới đến địa hình và đất đai.
- B. Khác nhau về đất đai, khí hậu rồi đến địa hình.
-
C. Khác nhau về khí hậu đến đất đai và địa hình.
- D. Chủ yếu là do sự khác nhau về đất đai.
Câu 9: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?
- A. Cơ sở chế biến rất phát triển.
-
B. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.
- C. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.
- D. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.
Câu 10: Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng
- A. Bắc Trung Bộ.
-
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Đông Nam Bộ.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sao đây:
- A, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
-
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
- D. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt.
- B. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào.
- C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
-
D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.
Câu 13: Để ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ, cần phải :
- A. Vận động đồng bào dân tộc vùng cao định canh, định cư.
- B. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả.
- C. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 14: Biện pháp trước mắt để ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc ở miền núi Bắc Bộ là:
- A. Tiến hành định canh, định cư phát triển kinh tế lên vùng cao.
- B. Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây công nghiệp và cây ăn quả.
-
C. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nước.
- D. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả trên các vùng đất trống.
Câu 15: Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do
- A. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm.
- B. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
-
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- D. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn.
Câu 16: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở TD-MN Bắc Bộ là
- A. thiếu nước về mùa đông.
-
B. hiện tượng rét đậm, rét hại.
- C. chất lượng đồng cỏ chưa cao.
- D. địa hình bị chia cắt phức tạp.
Câu 17: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có
-
A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn
- B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn
- C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn
- D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn
Câu 18: Dựa vào Atlat trang Hành chính, tỉnh lị của tỉnh Quảng Ninh là
- A.Việt Trì.
- B. Nghĩa Lộ.
-
C. Hạ Long.
- D. Vĩnh Yên.
Câu 19: Nơi có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm ở vùng TD-MNBắc Bộ là
- A. Mẫu Sơn (Lạng Sơn).
- B. Mộc Châu (Sơn La).
- C. Đồng Văn (Hà Giang).
-
D. Sa Pa (Lào Cai).
Câu 20: Khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp hằng năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. người dân ít có kinh nghiệm trồng cây hàng năm.
-
B. địa hình dốc nên đất dễ bị thoái hoá, làm thuỷ lợi khó khăn.
- C. dành diện tích đất trồng để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
- D. các cây hằng năm không có thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 21: Trung du và miền núi Bắc Bộc có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, câu dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
- A. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao
-
B. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi
- C. Khí hậu có sự phân mùa
- D. Lượng mưa hàng năm lớn
Câu 22: Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?
-
A. Quảng Ninh
- B. Hà Giang
- C. Hòa Bình
- D. Cao Bằng
Câu 23: Vùng than lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phổ biến ở tỉnh
- A. Lạng Sơn.
-
B. Quảng Ninh.
- C. Thái Nguyên.
- D. Lào Cai.
Câu 24: Các khoáng sản có trữ lượng lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
-
A. than đá, sắt, apatit, đá vôi.
- B. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit.
- C. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu.
- D. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít.
Câu 25: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
-
A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào
- B. Có tất cả các tỉnh giáp biển
- C. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam
- D. Giáp Lào và Campuchia
Câu 26: Cây công nghiệp được coi là thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. Cà phê
-
B. Chè
- C. Cao su
- D. Hồ tiêu
Câu 27: Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- A. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản
-
B. Khai thác dầu khí
- C. Giao thông vận tải biển
- D. Du lịch biển
Câu 28: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do
- A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc- đông nam
-
B. ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung
- C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều
- D. Các đồng bằng đón gió
Câu 29: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió
- B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ
- C. Nhiều cảnh quan đẹp
-
D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước
Câu 30: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. Triều cường, xâm nhập mặn
-
B. Rét đậm, rét hại
- C. Cát bat , cát lấn
- D. Sóng thần