'

Trắc nghiệm địa lí 12 bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm địa lí 12 bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển (P2)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 8: Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc của biển (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Độ mặn trung bình của Biển Đông khoảng:

  • A.  33 – 34‰.
  • B.  30 – 33‰.
  • C.  31 – 32‰.
  • D.  30 – 31‰.

Câu 2: Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là

  • A. Tài nguyên du lịch biển      
  • B. Tài nguyên khoáng sản
  • C. Tài nguyên hải sản      
  • D. Tài nguyên điện gió

Câu 3: Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là:

  • A.  Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B.  Đồng bằng sông Hồng.
  • C.  Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 
  • D.  Đồng bằng ven biển miền Trung.

Câu 4: Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A.  Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.
  • B.  Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
  • C.  Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
  • D.  Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

Câu 5: Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có: 

  • A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng
  • B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt  
  • C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống
  • D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật  

Câu 6: Biểu hiện nào không theo mùa của các yếu tố hải văn?

  • A.  Độ mặn trung bình của nước biển tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa.
  • B.  Sóng trên Biển Đông mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc
  • C.  Nhiệt độ nước biển khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa.
  • D.  sinh vật biển phong phú.

Câu 7: Đặc điểm nào không phải địa hình vùng ven biển nước ta là 

  • A.  các vịnh cửa sông.
  • B.  thềm lục địa rộng. 
  • C.  các tam giác châu, bãi triều rộng.
  • D.  bờ biển mài mòn.

Câu 8:Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương
  • C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương
  • D. Phía  đông và đông nam mở ra đại dương

Câu 9: Tác động toàn diện của biển Đông lên khí hậu nước ta là

  • A. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn
  • B. Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
  • C. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông
  • D. Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ

Câu 10: Do vị trí nội chí tuyến và ở trong khu vực gió mùa, nên biển Đông có đặc điểm: 

  • A.  Chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  • B.  Vùng biển rộng.
  • C.  Có đặc tính nhiệt đới.
  • D.  nóng, ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mù

Câu 11: Đặc điểm không đúng sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là:

  • A.  Năng suất sinh học cao.
  • B.  Thành phần loài đa dạng.
  • C.  Ít loài quý hiếm.
  • D.  Nhiều loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.

Câu 12: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta:

  • A.  Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
  • B.  Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc
  • C.  Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
  • D.  Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.

Câu 13: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển?

  • A.  Các bờ biển mài mòn.
  • B.  Vịnh cửa sông.
  • C.  Các vũng, vịnh nước sâu.
  • D.  Nhiều bãi ngập triều.

Câu 14: Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?

  • A.  Vịnh cửa sông.
  • B.  Các đảo ven bờ.
  • C.  Các rạn san hô.
  • D.  Các tam giác châu với bãi triều rộng lớn.

Câu 15: Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

  • A.  Có nhiều loài gỗ quý.
  • B.  Cho năng suất sinh học cao.
  • C.  Giàu tài nguyên động vật.
  • D.  Phân bố ở ven biển.

Câu 16: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở:

  • A.  Bắc Bộ.
  • B.  Nam Bộ.
  • C.  Bắc Trung Bộ.
  • D.  Nam Trung Bộ.

Câu 17: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề:

  • A.  Làm muối.
  • B.  Khai thác thủy hải sản.
  • C.  Nuôi trồng thủy sản.
  • D.  Chế biến thủy sản.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải của biển Đông?

  • A. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương      
  • B. Là một biển rộng
  • C. Là biển tương đối kín      
  • D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 19: Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

  • A.  Bão.
  • B.  Động đất.
  • C.  Sạt lở bờ biển.
  • D.  Cát bay, cát chảy.

Câu 20: Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :

  • A. Móng Cái.              
  • B. Hà Tiên.      
  • C. Rạch Giá.    
  • D. Cà Mau.

Câu 21: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía : 

  • A. Nam Trung Quốc và Tây nam Đài Loan.
  • B. Phía Tây Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam. 
  • C. Phía đông Việt Nam và tây Philippin.
  • D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Malaysia 

Câu 22: Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :

  • A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
  • B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
  • C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
  • D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 23: Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :

  • A. Quảng Ninh.           
  • B. Đà Nẵng.    
  • C. Khánh Hoà. 
  • D. Bình Thuận.

Câu 24: Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :

  • A. Của Lò (Nghệ An).  
  • B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
  • C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).                  
  • D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 25: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

  • A. Vịnh Bắc Bộ.                                  
  • B. Vịnh Thái Lan.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 26: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là:

  • A.  Độ mặn không lớn.
  • B.  Nóng ẩm.
  • C.  Có nhiều dòng hải lưu.
  • D.  Biển tương đối lớn.