'

Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P3)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 2 (P3)
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề Kiểm tra học kì 2 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở TD và MN Bắc Bộ là

  • A. chế độ nhiệt, ẩm cao. 
  • B. đất pheralit giàu dinh dưỡng.
  • C. địa hình chủ yếu là đồi núi.
  • D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và địa hình đồi núi.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản ở TD và MN Bắc Bộ là

  • A. thiếu lao động có kĩ thuật.
  • B. đòi hỏi các phương tiện hiện đại.
  • C. khu vực có khoáng sản là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người.
  • D. các mỏ phân bố phân tán, nhìn chung các mỏ khoáng sản trữ lượng không lớn.

Câu 3: TD và MN Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

  • A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.
  • B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.
  • C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh.
  • D. địa hình dốc và sông có lưu lượng nước lớn.

Câu 4: Vai trò chính của rừng ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là

  • A. chắn gió, bão, cát bay, cát chảy.
  • B. điều hòa dòng chảy của sông ngòi.
  • C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn.
  • D. để lấy gỗ nguyên liệu. 

Câu 5: Ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

  • A. phát triển cơ sở năng lượng.
  • B. khai thác khoáng sản.
  • C. xây dựng hệ thống cảng biển.
  • D. phát triển công nghiệp chế biến N-L-TS.

Câu 6: Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở DHNTB là

  • A. bờ biển dài, nhiều loài tôm cá và các hải sản khác. 
  • B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc. 
  • C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.
  • D. ngoài khơi có nhiều loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao.

Câu 7: Nghề làm muối phát triển mạnh nhất ở

  • A. Duyên Hải Nam Trung Bộ.   
  •  B. Bắc Trung Bộ.    
  • C. Đông Nam Bộ. 
  • D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II.
  • B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
  • C. tăng tỉ trọng khu vực III và I, giảm tỉ trọng khu vực II.
  • D. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

Câu 9: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải miền Trung.   
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 10: Khoáng sản có giá trị lớn nhấtĐồng bằng sông Hồng là

  • A. đá vôi, đất sét, cao lanh.
  • B.than nâu , khí tự nhiên.
  • C.đá vôi, đất sét.                           
  • D. đá vôi, than nâu.

Câu 11: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị %)

  Năm

1990

1995

2000

2010

Nông- Lâm- Ngư

45,6

32,6

29,1

12,6

Công nghiệp- xây dựng

22,7

25,4

27,5

43,8

Dịch vụ

31,7

42,0

43,4

43,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2011)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1990- 2010,dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  • A. Tròn.
  • B. Miền.
  • C. Đường.
  • D. Cột.

Câu 12: Chủ động “sống chung với lũ” để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại là đặc  trưng của vùng

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
  • C.Vùng đồi núi.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển mạnh là do

  • A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi.
  • D. sử dụng nhiều giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi.

Câu 14: Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất 

  • A. ôn đới.     
  • B. nhiệt đới.
  • C. cận nhiệt đới.
  • D. cận xích đạo.

Câu 15: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa nước ta là

  • A. đánh bắt xa bờ.
  • B. đánh bắt ven bờ.
  • C. đánh bắt tận diệt .
  • D. đánh bắt đúng vùng biển quy định.

Câu 16: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005.
(Đơn vị : nghìn tấn)

Chỉ tiêu

1990

1995

2000

2005

Sản lượng

890,6

1584,4

2250,5

3432,8

Khai thác

728,5

1195,3

1660,9

1995,4

Nuôi trồng

162,1

389,1

589,6

1437,4

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?

  • A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.
  • B. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.
  • C. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.
  • D. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.

Câu 17: Hai tỉnh nào có sản lượng bình quân thủy sản cao nhất của vùng duyên hải Nam trung bộ:

  • A. Bình Định và Quảng Ngãi.
  • B. Ninh Thuận và Khánh Hòa.
  • C. Khánh Hòa và Bình Định.                   
  • D. Bình Thuận và Ninh Thuận.                

Câu 18: Vùng Đông bắc có mùa đông lạnh và sớm nhất nước ta là do :

  • A. Địa hình núi cao.
  • B. Ảnh hưởng của độ cao dãy chắn Hoàng Liên Sơn.
  • C. Mùa đông sâu sắc, biển mang hơi ẩm.
  • D. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.

Câu 19: Nhận xét đúng về tỉ trọng của EU so với Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xuất khẩu của thế giới vào năm 2004 là

  • A. lớn hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại
  • B. tương đương với Nhật Bản.
  • C. nhỏ hơn Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại.
  • D. tương đương với Hoa Kỳ.

Câu 20: Vấn đề cần chú ý trong thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí ở Đông Nam Bộ là

  • A. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
  • B. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành.
  • C. tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
  • D. xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.

Câu 21: Vùng kinh tế trọng điểm có đóng góp lớn nhất vào GDP của nước ta là

  • A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 
  • B. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
  • C. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 
  • D. vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 22: Đối với vấn đề an ninh quốc phòng, đảo và quần đảo có ý nghĩa là

  • A. cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi hải đảo và thềm lục địa.
  • B. căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
  • C. điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.
  • D. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, khẳng định chủ quyền của nước ta.

Câu 23: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2013

2014

2015

Cả nước

28 874,9

30 035,4

31 067,5

Đông Nam Bộ

9 441,7

9 893,9

10 131,6

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số thành thị của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2013-2015?

  • A. Cả nước tăng nhanh và gấp hơn ba lần Đông Nam Bộ (năm 2015).
  • B. Đông Nam Bộ tăng nhanh nhưng ít hơn so với cả nước.
  • C. Đông Nam Bộ tăng không ổn định và tăng ít hơn cả nước.
  • D. Cả nước tăng nhiều hơn Đông Nam Bộ.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thị trường XNK hàng hóa năm 2007 lớn nhất nước ta là khu vực

  • A. Châu Á- Thái Bình Dương.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Liên minh châu Âu.
  • D. Bắc Mĩ.

Câu 25:Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nước ta có mấy trung tâm du lịch quốc gia?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.