'

Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1)
Mục lục
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?

  • A. Than đá có vết lá dương xỉ
  • B. Dấu chân khủng long trên than bùn
  • C. Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơn
  • D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm

Câu 2: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, ngươi ta thường dùng:

  • A. Cacbon 12 
  • B. Cacbon 14
  • C. Urani 238
  • D. Phương pháp địa tầng

Câu 3: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:

  • A. Homo erectus và Homo sapiens
  • B. Homo habilis và Homo erectus
  • C. Homo neandectan và Homo sapiens 
  • D. Homo habilis và Homo sapiens

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

  • A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú
  • B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
  • C. Mấu lồi ở mép vành tai
  • D. Chi trước ngắn hơn chi sau

Câu 5: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhất là

  • A. giai đoạn tiến hóa hóa học
  • B. giai đoạn tiến hóa sinh học
  • C. giai đoạn tiến hóa tiền sinh học
  • D. không có đáp án đúng

Câu 6: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:

  • A. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
  • B. Tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
  • C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học – tiến hoá sinh học
  • D. Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học

Câu 7: Theo Oparin thì nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng của vật thể sống đầu tiên là:

  • A. Môi trường nước + dị dưỡng
  • B. Môi trường nước + tự dưỡng
  • C. Môi trường đất + dị dưỡng
  • D. Môi trường đất + tự dưỡng

Câu 8: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh?

  • A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
  • B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc.
  • C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
  • D. người và vượn người có quan hệ gần gũi.

Câu 9: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

  • A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
  • B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
  • C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
  • D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.

Câu 10: Khi nói về sự phát triển của sinh giới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ kỉ Jura của đại Trung sinh.

(2) Đại Tân sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát.

(3) Đại cổ sinh là đại mà sự sống di cư hàng loạt từ nước lên đất liền.

(4) Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.

  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 11: Giai đoạn từ khu sự sống xuất hiện và phát triển cho đến ngày nay được gọi là

  • A. tiến hóa hóa học
  • B. tiến hóa xã hội
  • C. tiến hóa sinh học
  • D. tiến hóa tiền sinh học

Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

  • A. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
  • B. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng
  • C. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
  • D. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

Câu 13: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chứa hỗn hợp các hợp chất

  • A. $CH_{4}$ , hơi nước.     
  • B. hydrô.
  • C. $CH_{4}$ , $NH_{3}$, CO, hơi nước.     
  • D. ôxy.

Câu 14: Sự kiện nào sau đây không phải sự kiện nổi bật của tiến hóa tiền sinh học

  • A. Sự xuất hiện các enzym
  • B. Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit nucleic
  • C. Sự tạo thành các Côaxecva
  • D. Sự hình thành nên màng lipoprotein

Câu 15: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở:

  • A. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
  • B. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
  • C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
  • D. kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.

Câu 16: Khi nói về hóa thạch phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Tuổi của hóa thạch được xác định được nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch
  • B. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về dự tiến hóa của sinh giới
  • C. Căn cứ vào hóa thạch có thể biết loại náo xuất hiện trước, loại nào xuất hiện sau
  • D. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất

Câu 17: Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon có đặc điểm :

  • A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
  • B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
  • C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
  • D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

Câu 18: Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây?

  • A. Ánh sáng mặt trời.     
  • B. Năng lượng sinh học.
  • C. Tia tử ngoại.     
  • D. Các tia chớp.

Câu 19: Theo quan niệm hiện đại, sự sống đầu tiên xuất hiện ở môi trường

  • A. Trong lòng đất.     
  • B. Trên đất liền.
  • C. Khí quyển nguyên thuỷ.     
  • D. Trong nước đại dương.

Câu 20: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự?

  • A. Gai hoa hồng và gai xương rồng là cặp cơ quan tương đồng.
  • B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
  • C. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
  • D. Những cơ quan thoái hóa cũng là những cơ quan tương đồng.

Câu 21: Các nhân tố sau:

(1) CLTN.   (2) Giao phối ngẫu nhiên.   (3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.   (5) Đột biến.   (6) Di – nhập gen.

Các nhân tố có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể là:

  • A. (2), (3), (4) và (6)
  • B. (1), (3), (4) và (6)
  • C. (3), (4), (5) và (6)
  • D. (1), (3), (4) và (6)

Câu 22: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ

  • A. người và vượn người tiến hóa theo 2 hướng khác nhau
  • B. vượn người là tổ tiên của loài người
  • C. người và vượn người có quan hệ họ hàng thân thuộc, gần gũi
  • D. người và vượn người ngày nay phát sinh từ 1 nguồn gốc chung từ vượn người hóa thạch nhưng tiến hóa theo 2 hướng khác nhau.