Chuyên đề Toán 12: Bán kính mặt cầu

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Chuyên đề Toán 12: Bán kính mặt cầu Tại 1.edu.vn
Thứ hai - 04/03/2024 16:08
Mục lục

Chuyên đề Toán 12: Bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp

Đây là một chuyên đề khá khó trong phần hình không gian đòi hỏi các bạn phải xác định được tâm của mặt cầu từ đó xác định bán kính của mặt cầu trên.

Phương pháp chung:

  • Bước 1: Xác định tâm của đáy từ đó dựng đường thẳng d vuông góc với mặt đáy.
  • Bước 2: Dựng mặt phẳng trung trực (P) của cạnh bên bất kì.
  • Bước 3: Tâm của mặt cầu là giao điểm của d và (P).

Dạng 1: Hình chóp đều

Gọi h là chiều cao của hình chóp, a là độ dài cạnh bên của hình chóp. Ta có

$$R=\frac{a^{2}}{2h}.$$

Ví dụ 1Ví dụ 1: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng $\frac{a \sqrt{21}}{6}$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp đã cho.

Giải: Gọi O là tâm của tam giác ABC, suy ra $SO=\frac{a \sqrt{3}}{3}$.

Tam giác SOA vuông tại O nên $SO=\sqrt{SA^{2}-AO^{2}}=\frac{a}{2}$.

Áp dụng công thức $R=\frac{7a}{12}$.

Bài tập áp dụng

Câu 1: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, cạnh bên bằng 3a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp đã cho.

=> Hướng dẫn giải

Dạng 2: Hình chóp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy

Gọi h, r là chiều cao và bán kính đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy. Ta có

$$R=\sqrt{(\frac{h}{2})^{2}+r^{2}}.$$


Ví dụ 2Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a. Cạnh bên $SA=a$ và vuông góc với đáy (ABC). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp S.ABC.

Giải: Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC:

$r=AG=\frac{2}{3} AM= \frac{a \sqrt{3}}{3}$, h=SA=a.

Áp dụng công thức, ta có $R=\sqrt{(\frac{a}{2})^{2}+(\frac{a \sqrt{3}}{3})^{2}}=\frac{a \sqrt{21} }{6} $.

Bài tập áp dụng

Câu 2: Cho tứ diện OABC có các cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và OA=a, OB=2a, OC=2a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC.

Câu 3: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A, AB=a và $\widehat{BAC}=120^{0}$. Cạnh bên SA=2a và vuông góc với đáy (ABC). Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho.

Câu 4: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông. SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SC=2a. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp trên.

=> Hướng dẫn giải

Dạng 3: Hình chóp có mặt bên vuông góc với đáy

Gọi $R_{b}, R_{d}$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp mặt bên và mặt đáy, GT là độ dài giao tuyến mặt bên đó và đáy.

Ta có

$$ R=\sqrt{R_{b}^{2}+R_{d}^{2}-\frac{GT^{2}}{4}}.$$

Ví dụ 3Ví dụ 3: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp SABCD.

Giải: Giao tuyến của (SAB) với (ABCD) là AB.

Bán kính đường tròn ngoại tiếp đáy $R_{d}=AO=\frac{a \sqrt{2}}{2}$.

Bán kính đường tròn ngoại tiếp mặt bên $R=SG=\frac{a \sqrt{3}}{3}$.

Áp dụng công thức $R=\sqrt{R_{b}^{2}+R_{d}^{2}-\frac{GT^{2}}{4}}=\frac{a \sqrt{21}}{6}$.

Bài tập áp dụng

Câu 5: Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AB=$a \sqrt{2}$. Cạnh bên $SA=a \sqrt{2}$, hình chiếu vuông góc với mặt phẳng đáy trùng với trung điểm của cạnh huyền AC. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.

Câu 6: Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C. Mặt phẳng (SAB) vuông góc với đáy, SA=SB=a, $\widehat{ASB}=120^{0}$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đó.

=> Hướng dẫn giải

Câu hỏi thường gặp

Question 1: Làm thế nào để tính bán kính của một hình cầu nằm trong một hình chóp đều?

Để tính bán kính của một hình cầu nằm trong một hình chóp đều, bạn có thể sử dụng công thức sau:

$$R=\frac{a^{2}}{2h}$$

Question 2: Làm thế nào để tìm bán kính của một hình cầu ngoại tiếp một hình chóp?

Để tìm bán kính của một hình cầu ngoại tiếp một hình chóp, bạn có thể sử dụng công thức sau:

$$R=\sqrt{(\frac{h}{2})^{2}+r^{2}}$$

Question 3: Làm thế nào để tính bán kính của một hình cầu ngoại tiếp một hình chóp có độ dài giao tuyến?

Để tính bán kính của một hình cầu ngoại tiếp một hình chóp có độ dài giao tuyến, bạn có thể sử dụng công thức sau:

$$R=\sqrt{R_{b}^{2}+R_{d}^{2}-\frac{GT^{2}}{4}}$$

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về các phương pháp khác nhau để tính bán kính của một hình cầu nằm trong hoặc ngoại tiếp một hình chóp. Các công thức này có thể được áp dụng cho các loại hình chóp khác nhau, bao gồm hình chóp đều và hình chóp có hình đáy khác nhau. Bằng cách hiểu các khái niệm và công thức này, bạn có thể giải quyết các bài toán liên quan đến bán kính của hình cầu trong hình chóp một cách hiệu quả hơn.

Hãy nhớ luyện tập các khái niệm này thông qua các bài tập được cung cấp để nâng cao hiểu biết và kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`