Bí kíp luyện thi khối C đạt điểm cao kỳ thi THPT quốc gia 2018

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Bí kíp luyện thi khối C đạt điểm cao kỳ thi THPT quốc gia 2018 Tại 1.edu.vn
Thứ hai - 11/03/2024 19:48
Mục lục

Một tháng cuối cùng cũng là khoảng thời gian để chúng ta tăng tốc, chuẩn bị tốt nhất để đạt kết quả cao trong kì thi

Một tháng cuối cùng cũng là khoảng thời gian để chúng ta tăng tốc, chuẩn bị tốt nhất để đạt kết quả cao trong kì thi. 1.edu.vn xin chia sẻ với các bạn Bí kíp luyện thi các môn khối C đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia 2018. Mong rằng việc bật mí những bí kíp này sẽ giúp các sĩ tử vượt vũ môn thành công!

Thời gian học quyết định chất lượng kiến thức

N ão bộ của con người được chia thành các chu kì hoạt động. Vì vậy, sẽ có khoảng thời gian não bộ làm việc tối đa, tức là lượng thông tin não tiếp nhận sẽ được nhiều nhất. Khoảng thời gian còn lại, não bộ làm việc kém hơn, khó tập trung hơn. Các "khung giờ vàng" của não bộ chúng ta là từ 5h - 7h sáng, 14h - 16h chiều và 19h - 21h tối. Sau khung giờ này, đặc biệt là sau 22h đêm, não của chúng ta đã hoạt động cả một ngày dài, lượng thông tin cũng tiếp thu quá nhiều. Nếu tiếp tục nạp kiến thức, những kiến thức đó gần như bị đẩy ra trở lại. Trên cơ sở này, các bạn có thể sắp xếp thời gian học trong một ngày của m ình cho thật hợp lí. Chọn đúng thời điểm học sẽ giúp khả năng ghi nhớ kiến thức của não bộ tốt hơn rất nhiều.

Tập trung cao độ, nghỉ ngơi hợp lí - thành công 50% rồi

Chúng ta thường có suy nghĩ sai lầm rằng càng học lâu, kiến thức ta học sẽ càng được nhiều. Đặc biệt là với khối C, ta sẽ ngồi trong phòng học hàng giờ liền, lầm rầm đọc hết trang này đến trang khác và rất yên tâm với những gì mình học được. Nhưng sự thực đã chứng minh, đây là cách học phản khoa học. Ngồi lì hàng giờ trong phòng, với một trạng thái cơ thể căng cứng, đầy áp lực khiến chúng ta nhanh chóng mệt mỏi, rất có thể s ẽ bỏ cuộc giữa chừng. Vậy thì phải có cách học nào vừa thoải mái, vừa hiệu quả? Có chứ, chỉ là bạn chưa biết kết hợp giữa việc tập trung cao độ và nghỉ ngơi hợp lí thôi. Thay vì ngồi "tụng kinh" 3-4 giờ liên tục, hãy chia nhỏ bài học thành những phần nhỏ, ứng với 30-45 phút, sau đó nghỉ ngơi từ 10-15 phút. Tôi khẳng định rằng, bạn sẽ bất ngờ với những gì mình có được. Sự thoải mái, thư giãn trong đầu óc sẽ khiến cho kiến thức được tiếp thu dễ dàng hơn.

Ôn tập theo chu kì - Đưa kiến thức vào vùng ghi nhớ dài hạn của não bộ

Sau 2 tuần học, chúng ta có thể nhớ được 10% những gì đọc, 20% những gì nghe, 30% những gì nhìn thấy, 50% những gì nghe và nhìn, 70% những gì nói và 90% những gì được nói và thực hành. Đó cũng chính là mức độ ghi nhớ thông tin của mỗi người. Việc ôn tập lại những kiến thức theo chu kì 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng,... sẽ giúp chuyển những kiến thức từ vùng trí nhớ ngắn hạn sang vùng trí nhớ dài hạn, giống như việc gấp một chiếc áo và cất vào trong tủ. Một tháng cuối cùng này, sĩ tử khối C hãy chia kiến thức các môn thành phần và có kế hoạch ôn tập cụ thể để tránh tình trạng kiến thức bị "ngâm" quá lâu, khiến "râ ôu ông nọ cắm cằm bà kia".

Học Văn - Sử - Địa theo sơ đồ Mindmap - Tại sao không?

Sơ đồ Mindmap là một phương pháp học tập không còn xa lạ với học sinh vì nó trở nên rất phổ biến trong thời gian gần đây. Không thể phủ nhận những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại cho người học. Bởi bản chất của sơ đồ tư duy giúp người học tận dụng cả hai bán cầu não một cách hiệu quả nhất. Sự sáng tạo của người học sẽ tạo ra những diện mạo riêng cho sơ đồ tư duy. Muốn học theo sơ đồ tư duy, các bạn cần phải nắm chắc kiến thức, hiểu bản chất để tóm tắt những phần quan trọng (những từ khóa) tránh rườm rà, dư thừa và tiết kiệm thời gian. Thông thường, với các môn của khối C, các kiến thức cơ bản cần được thể hiện trên sơ đồ tư duy là tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, năm sáng tác, nhan đề), nội dung chính, đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực), hoàn cảnh cuộc chiến/thời kì; đặc điểm, kết quả, và nhiều hơn nữa. Điều quan trọng nhất khi xây dựng sơ đồ tư duy là sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh, con số và bất cứ điều gì có thể gây ấn tượng sâu vào trí óc của bạn.

Văn - Sử - Địa là các môn xã hội, nên hãy gắn chúng với x ã hội

Thật vậy, Văn - Sử - Địa là những môn học cung cấp cho chúng ta những kiến thức trong thực tế đời sống, vì vậy việc học cũng cần phải gắn những kiến thức đó với thực tế đời sống. Càng liên hệ với thực tế nhiều, kiến thức ghi nhớ được càng chắc chắn. Chẳng hạn, khi học môn Sử, bạn có thể liên hệ với quá trình Toàn cầu hóa và xem xét những thách thức và cơ hội mà nó đem lại cho đất nước. Còn với môn Văn, khi học về Chiếc thuyền ngoài xa, bạn có thể liên hệ với hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam truyền thống và những vấn đề xã hội như nạn bạo hành gia đình. Khi gắn những ki ến thức sách vở của khối C vào thực tế, bạn sẽ thấy chúng gần gũi và thiết thực hơn rất nhiều. Chúng sẽ trở thành cơ sở để bạn quan sát và thực hành ngay trong cuộc sống hàng ngày, và không còn chỉ là những kiến thức chết trên giấy tờ.

Học khối C - Hãy học nhóm nhé!

Đồng ý là mỗi người sẽ có cách học khác nhau, nhưng với những môn của khối C - môn xã hội, thì tôi khuyên bạn nên lập thành các nhóm nhỏ từ 3-5 người để học cùng nhau. Việc hình thành những nhóm nhỏ như thế sẽ giúp chúng ta có thêm động lực, có người nhắc nhở, kiểm tra và quan trọng nhất là ta có thể chia sẻ với nhau phương pháp học, những kiến thức mở rộng. Ngoài vi ệc ngồi học theo cách truyền thống, nhóm cũng có thể thay đổi hình thức học tập và kiểm tra bằng cách tổ chức các trò chơi liên quan đến các môn học hoặc đối đáp về các sự kiện lịch sử, địa lý, và nhiều hơn nữa.

Học Sử - Địa bằng bảng biểu và phương pháp so sánh, đối chiếu

Đối với các sĩ tử, môn Sử thường là môn khó nhằn vì chúng có nhiều sự kiện, ngày tháng, đặc điểm cần phải nhớ. Vì vậy, bạn nên học Sử bằng cách tạo bảng biểu với thời gian, nội dung, kết quả và ý nghĩa của mỗi trận đánh, chiến dịch, hội nghị, hiệp định,... Điều này giúp bạn có cái nhì nhìn đối chiếu và so sánh, và nắm được đặc điểm chính của từng vùng. Đối với môn Địa, mặc dù không có nhiều số liệu nhưng lại là môn có nhiều đặc điểm tự nhiên và liên quan tới Toán, Lý, Hóa. Trong quá trình học Địa, bạn cũng nên tạo bảng phân chia các kiểu địa hình, khí hậu, vùng kinh tế,... để có cái nhìn đối chiếu, so sánh và nắm được đặc điểm chính của từng vùng.

Cá nhân - Yếu tố ghi điểm trong bài Văn

Trong quá trình làm bài Văn, chúng ta thường tuân thủ những gì đã học trên lớp mà quên mất không đưa màu sắc của cá nhân mình vào trong bài văn. Điều có thể tạo được ấn tượng với người chấm không phải là những ki ến thức mà ai cũng có thể viết, mà chính là cái tôi của bạn. Muốn làm được điều đó, bạn cần đọc sách mở rộng các vấn đề trong tác phẩm, liên hệ với thực tế. Đặc biệt, có một nền tảng lí luận văn học vững chắc và đưa được vào trong bài viết là một lợi thế của bạn so với những thí sinh khác. Cùng với đó, việc đưa quan điểm cá nhân theo cách bình luận, nhận xét sau mỗi đoạn phân tích cũng là cách để thể hiện bản thân với người chấm.

Một số lưu ý khi vào phòng thi

Khi nhận được đề, đừng vội làm ngay, hãy đọc đề một lượt từ câu đầu tiên đến cuối cùng sau đó ngồi yên lặng một chút để bình tĩnh lại, hít một hơi thật sâu rồi mới bắt đầu làm bài. Làm cẩn thận, không chủ quan, hấp tấp. Môn Văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận, với thời gian là 120 phút, cấu trúc đề là 3 câu. Các bạn cần phải nắm rõ cấu trúc đề, phân chia thời gian hợp lí để có thể đảm bảo làm hết tất cả các câu trong đề thi. Không được phép bỏ lại một câu nào. Với môn Văn, các bạn nên dành khoảng 5-7 phút đầu để lập dàn ý cho bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Như thế vừa định hình được các bạn sẽ viết gì trong bài vừa tính toán được mình sẽ viết mỗi phần trong bao lâu. Trên đây là Bí kíp luyện thi các môn khối C đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia 2018. Chúc tất cả các sĩ tử có một mùa thi thành công!

Một số lưu ý khi vào phòng thi

Khi nhận được đề, đừng vội làm ngay, hãy đọc đề một lượt từ câu đầu tiên đến cuối cùng. Sau đó, ngồi yên lặng một chút để bình tĩnh lại, hít một hơi thật sâu rồi mới bắt đầu làm bài. Làm cẩn thận, không chủ quan, hấp tấp. Môn Văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận, với thời gian là 120 phút và cấu trúc đề gồm 3 câu. Hãy nắm rõ cấu trúc đề và phân chia thời gian hợp lí để đảm bảo làm hết tất cả các câu trong đề thi, không bỏ sót câu nào Với môn Văn, hãy dành khoảng 5-7 phút đầu để lập dàn ý cho bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Điều này giúp bạn định hình được những gì sẽ viết trong bài và tính toán thời gian cho mỗi phần. Ngoài ra, hãy luôn giữ tinh thần tỉnh táo và tập trung trong suốt quá trình làm bài. Đọc kỹ yêu cầu của từng câu hỏi và trả lời một cách rõ ràng, logic. Sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo và biểu đạt ý kiến cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục. Cuối cùng, hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp. Chú ý đến ngữ pháp, chính tả và cấu trúc câu để đảm bảo bài viết của bạn chính xác và dễ hiểu. Ch úc tất cả các sĩ tử hãy tự tin và thể hiện hết khả năng của mình trong kỳ thi THPT quốc gia. Hãy nhớ rằng, quá trình học tập và ôn luyện là quan trọng, nhưng cảm giác tự tin và tinh thần lạc quan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được kết quả cao. Cuối cùng, hãy nhớ rằng kỳ thi chỉ là một phần trong cuộc sống của bạn. Dù kết quả như thế nào, quan trọng nhất là bạn đã cố gắng hết sức và học hỏi được nhiều điều từ quá trình này. Hãy tự hào về những gì bạn đã đạt được và sẵn sàng đối mặt với những thử thách tiếp theo trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`