Mở bài - Bí quyết viết mở bài ấn tượng và lấy lòng Ban giám khảo

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Mở bài - Bí quyết viết mở bài ấn tượng và lấy lòng Ban giám khảo Tại 1.edu.vn
Thứ tư - 06/03/2024 07:12
Mục lục

Mở bài - Bí quyết viết mở bài ấn tượng và lấy lòng Ban giám khảo

Một cuốn sách hay hấp dẫn từ tên gọi, một bài văn hay khi có một mở bài ấn tượng và thu hút. Đi thi Văn, viết Mở bài luôn khiến chúng ta đau đầu suy nghĩ. Sau đây là một số bí quyết giúp các bạn viết mở bài ấn tượng và lấy lòng được Ban giám khảo.

Hai nguyên tắc khi viết mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm là:

  • Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
  • Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề

Một mở bài hay và đúng cần có các yếu tố sau

  • Ngắn gọn (khoảng 3-4 câu). Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị ... cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Hãy hé mở những gì mình định viết ở phần mở bài.
  • Đầy đủ: phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính.
  • Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.
  • Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.

Phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lí người chấm. Do vậy, bạn nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.

Cách viết mở bài:

- Mở bài trực tiếp có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).

- Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số.

Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế:

1. Đặt vấn đề (mở bài) trực tiếp

a. Mở thẳng vấn đề :

  • Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
  • Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
  • Nêu giới hạn vấn đề.

Ví dụ 1: Vấn đề nghị luận "Suy nghĩ về thế hệ trẻ tương lai đất nước"

Mở bài : Tuổi trẻ là những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.

Ví dụ 2 : Phân tích nhân vật Mỵ trong ”Vợ chống A phủ ” của Tô Hoài.

Bài làm : Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.

2. Đặt vấn đề (mở bài) với Nghị luận văn học theo cách gián tiếp

học sinh chỉ việc sử dụng theo công thức :

Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa.

a. Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả

Yêu cầu : Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu.

Ví dụ: Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ông có tập Truyện Tây Bắc mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chống A phủ. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.

b. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).

Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.

Ví dụ: Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới ; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng của Đảng soi đường.

c. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)

Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.

Ví dụ:

Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biểu biểểu là nhân vật... của nhà văn/ nhà thơ...

d. Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của một tác giả.

Yêu cầu : Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề đã xác định được làm điểm tựa để phát triển tiếp.

Ví dụ:

Khi nhận định về nhân vật Mỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “ Mỵ là linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ". Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng của Đảng soi đường.

Có hàng trăm cách mở bài khác nhau, trên đây chỉ là vài gợi ý để học sinh có thể chủ động áp dụng. Và sau đây là một số mẫu mở bài, bạn có thể "học tủ" vài câu cho mình trước khi bước vào phòng thi nhé.

Chúc các bạn thành công trong việc viết mở bài ấn tượng và lấy lòng Ban giám khảo!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`