Đề ôn thi GDCD 12 - Câu hỏi và đáp án

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Đề ôn thi GDCD 12 - Câu hỏi và đáp án Tại 1.edu.vn
Thứ ba - 05/03/2024 03:06
Mục lục

Đề ôn thi GDCD 12

Câu 1

Pháp luật là...

A. hệ thống các quy tắc xử sự chung.

B. hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

D. hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước.

Câu 2

Vì sao pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung?

A. Pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện.

B. Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện.

C. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 3

Pháp luật là phương tiện để Nhà nước ....

A. quản lí xã hội.

B. quản lí công dân.

C. quản lí các giai cấp.

D. quản lí Nhà nước.

Câu 4

Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Có lỗi của chủ thể.

D. Là hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 5

Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi lỗi do mình gây ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 6

Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã

A.Tuân thủ pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 7

Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 8

T (17 tuổi) rủ H (16 tuổi) đi cướp tiệm vàng. Khi bị bắt, H và T sẽ chịu hình thức xử phạt nào?

A. Phạt tù cả 2 trong đó T mức án nặng hơn H.

B. Cảnh cáo, giáo dục vì chưa đến tuổi thành niên.

C. Phạt tù cả 2 với mức án như nhau.

D. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường thiệt hại.

Câu 9

Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em, trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

Câu 10

K đánh H gây thương tích 15%. Theo em K phải chịu hình phạt nào?

A. Phạt tiền.

B. Phạt tù.

C.Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H.

D.Tạm giữ để giáo dục.

Câu 11

Công dân bình đẳng trước pháp luật là...

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng địa bàn sinh sống.

C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

D. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

Câu 12

Công dân bình đẳng về trách nhiệm là....

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử l‎í như nhau.

B. công dân vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm ki luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 13

Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 14

Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ cả hai làm việc cùng một cơ quan, có cùng một mức thu nhập như nhau. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh B qua đó thể hiện:

A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như nhau.

Câu 15

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công việc của vợ là nội trợ, chăm sóc con cái và quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16

Chủ thể của hợp đồng lao động bao gồm:

A. Người lao động và đại diện người lao động.

B. Người lao động và người sử dụng lao động.

C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. Đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động.

Câu 17

Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân.

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

B. Củng cố tình yêu lứa đôi.

C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.

D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.

Câu 18

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?

A. Không phân biệt đối xử giữa các anh, chị, em.

B. Yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng, đùm bọc.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.

D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.

Câu 19

Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:

A. Hôn nhân.

B. Hòa giải.

C. Ly hôn.

D. Ly thân.

Câu 20

Nếu em là người lao động tìm kiếm việc làm. Khi kí hết hợp đồng, điều em quan tâm là

A. tiền lương, tiền thưởng, số ngày nghỉ trong tháng.

B. công việc phải làm, chế độ được hưởng, địa điểm, điều kiện làm việc.

C. công việc phải làm, tiền lương.

D. thời hạn hợp đồng.

FAQ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`