Trắc nghiệm GDCD 12 - Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì I

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Trắc nghiệm GDCD 12 - Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì I Tại 1.edu.vn
Thứ năm - 29/02/2024 10:32
Mục lục

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (Phần 3)

Trắc nghiệm GDCD 12 là một phần quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Đây là cơ hội để bạn ôn tập và nắm vững kiến thức GDCD 12. Bài thi trắc nghiệm này sẽ giúp bạn kiểm tra và nâng cao kỹ năng giải đề trắc nghiệm. Chúc bạn làm bài thi tốt!

Câu 1

Theo quy định của pháp luật, tự do kinh doanh là:

  • A. Nghĩa vụ của công dân.
  • B. Trách nhiệm của công dân.
  • C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • D. Quyền của công dân.

Câu 2

Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

  • A. Vợ và chồng cùng kí tên vào hợp đồng mua bán nhà.
  • B. Vợ và chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu nhà.
  • C. Vợ và chồng bàn bạc và cùng quyết định chuyển đến sống ở thành phố A.
  • D. Chồng đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cha mẹ chồng tặng riêng cho chồng.

Câu 3

Bộ luật Lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động là:

  • A. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Cá nhân từ đủ 17 tuổi trở lên.
  • D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.

Câu 4

Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

  • A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.
  • B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
  • C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.
  • D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.

Câu 5

Một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc là?

  • A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.
  • B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.
  • C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.
  • D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Câu 6

Việc nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

  • A. Lập miếu thờ để thu hút khách tham quan.
  • B. Làm lễ kết hôn tại nhà thờ.
  • C. Ăn chay.
  • D. Tố cáo những người làm nghề bói toán.

Câu 7

Việc đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

  • A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • B. Quyền bình đẳng giữa các công dân.
  • C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
  • D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 8

Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thông văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về:

  • A. Kinh tế.
  • B. Chính trị.
  • C. Văn hoá.
  • D. Giáo dục.

Câu 9

Một trong những nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo là:

  • A. Các tôn giao đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình.
  • B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật.
  • C. Công giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình.
  • D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.

Câu 10

Việc làm nào sau đây là mê tín đị đoan:

  • A. Đi lễ chùa.
  • B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
  • C. Tham gia lễ hội cầu ngư.
  • D. Chữa bệnh bằng phù phép.

Câu 11

Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

  • A. Thắp hương trước lúc đi xa.
  • B. Yếm bùa.
  • C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
  • D. Xem bói.

Câu 12

Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa?

  • A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
  • B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
  • C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
  • D. Các dân tộc không được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình.

Câu 13

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu đầy đủ là:

  • A. Các tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo tôn chỉ, mục đích của mình.
  • B. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
  • C. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • D. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự, tín ngưỡng tôn được pháp luật bảo hộ.

Câu 14

“Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về:

  • A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • C. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • D. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 15

Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  • B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  • C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  • D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 16

Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
  • C. Quyền tự do cá nhân.
  • D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 17

Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  • B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
  • C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • D. Tự do về thân thể của công dân.

Câu 18

Người trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt?

  • A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
  • B. Đang bị truy nã.
  • C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
  • D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 19

Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả thân thể của người khác?

  • A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
  • B. Tự tiện bắt giữ người.
  • C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy.
  • D. Đe dọa giết người.

Câu 20

Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý nhưng bà Hiệp vẫn xông vào và lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1:

Tại sao tự do kinh doanh lại là quyền của công dân?

Câu hỏi 2:

Tại sao quyền bình đẳng giữa vợ và chồng là quan trọng trong một gia đình?

Câu hỏi 3:

Trách nhiệm của cá nhân trong quan hệ lao động là gì?

Kết luận

Trong bài trắc nghiệm GDCD 12 học kì I phần 3 này, chúng ta đã đi qua nhiều câu hỏi về quyền và trách nhiệm của công dân. Qua đó, ta nhận thấy sự quan trọng của việc hiểu và nắm vững những quyền này. Chỉ khi ta thấu hiểu và thực hành đúng, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội văn minh, công bằng và bình đẳng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần nhớ rằng việc tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền của người khác là một trách nhiệm cơ bản của mỗi công dân. Chúng ta đều có trách nhiệm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người được sống trong sự bình đẳng và tự do. Hy vọng rằng bài trắc nghiệm GDCD 12 học kì I phần 3 này đã giúp bạn củng cố kiến thức và nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân. Hãy luôn ý thức và hành động đúng theo những quy định của pháp luật để góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`