Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P1) - Kiến thức cơ bản về sinh thái học và quần thể sinh vật

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bạn đang xem: Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P1) - Kiến thức cơ bản về sinh thái học và quần thể sinh vật Tại 1.edu.vn
Thứ tư - 13/03/2024 01:12
Mục lục

Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P1)

Câu 1: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

  • A. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật
  • C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hóa học của môi trường xung quanh sinh vật
  • D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?

  • A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
  • B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
  • C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
  • D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

  • A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
  • B. Động vật cùng loài ăn th ịt lẫn nhau.
  • C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
  • D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng với cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

  • A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  • B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  • C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  • D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 5: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là:

  • A . Tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
  • B. Thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển.
  • C. Thời gian sống của 1 cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể.
  • D. Thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên.

Câu 6: Những kiểu phân bố cá thể chủ yếu của quần thể là:

  • A. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
  • B. Phân bố theo nhóm và phân bố ngẫu nhiên.
  • C. Phân bố theo nhóm và phân bố đồng đều.
  • D. Phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.

Câu 7: Cho các thông tin sau:

  1. Điều chỉnh số l ượng cá thể của quần thể.
  2. Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
  3. Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
  4. Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.

Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loại từ quần thể này sang quần thể khác là:

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (1), (3) và (4)
  • C. (1), (2) và (4)
  • D. (2), (3) và (4)

Câu 8: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?

  • A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
  • B . Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
  • B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
  • C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
  • D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.

Câu 9: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

  • A. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.
  • B. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.
  • C. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.
  • D. Sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 10: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hi ên nhiều vào mùa nào? Vì sao?

  • A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào.
  • B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn.
  • C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh.
  • D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú.

Câu 11: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

  1. Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt.
  2. Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồ ng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
  3. Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
  4. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông.
  5. Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • A. (2) và (5)
  • B. (1) và (2)
  • C. (1) và (5)
  • D. (3) và (4)

Câu 12: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là

  • A. Nhân tố hữu sinh
  • B. Nhân tố vô sinh
  • C. Các bệnh truyền nhiễm
  • D. Nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng

Câu 13: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là

  • A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo
  • B. Cá voi, cá heo, mèo, chính bồ câu
  • C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
  • D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ

Câu 14: Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó th ể hiện quy tắc nào?

  • A. Quy tắc về kích thước cơ thể.
  • B. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,... của cơ thể.
  • C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt.
  • D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt.

Câu 15: Khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam là

  • A. 2°C - 42°C
  • B. 10°C - 42°C
  • C. 5°C - 40°C
  • D. 5,6°C - 42°C

Câu 16: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. Quần thể
  • B. Tập hợp cá thể voi
  • C. Quần xã
  • D. Hệ sinh thái

Câu 17: Điều nào sau đây không đúng với cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

  • A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  • B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  • C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  • D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Câu 18: Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần xã là

  • A. Do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể.
  • B. Do tất cả các cá thể đó có ổ sinh thái trùm lên nhau hoàn toàn.
  • C. Do môi trường thay đổi không ngừng.
  • D. Do các loài có nơi ở giống nhau.

Câu 19: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

  • A. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
  • B. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
  • C. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì.
  • D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì.

Câu 20: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới

  • A. Cấu trúc tuổi của quần thể.
  • B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể.
  • C. Khả năng sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.
  • D. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
  • Câu 21: Tuổi sinh thái của quần thể là

    • A. Thời gian sống thực tế của cá thể.
    • B. Tuổi bình quân của quần thể.
    • C. Tuổi thọ do môi trường quyết định.
    • D. Tuổi thọ trung bình của loài.

    Câu 22: Khi nói về các đặc trưng của quần thể, nhận định nào sau đây sai?

    • A. Khi mật độ quần thể ở mức trung bình thì sức sinh sản của quần thể lớn nhất.
    • B. Phân bố đồng đều thường gặp khi các điều kiện sống phân bố 1 cách đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
    • C. Mật độ quần thể thường không cố định và thay đổi theo mùa hay theo điều kiện sống.
    • D. Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

    Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

    • A. Mật độ cá thể của quần thế tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
    • B. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
    • C. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồ ồn sống của quần thể.
    • D. Mật độ cá thể của quần thể có khả năng thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ điều kiện của môi trường.

    Câu 24: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

    • A. Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.
    • B. Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.
    • C. Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.
    • D. Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.
    Câu 25: Nhân tố sinh thái nào khi tác động lên quần thể sẽ bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
    • A. Ánh sáng
    • B. Nhiệt độ
    • C. Nước
    • D. Mối quan hệ kí sinh – vật chủ

    Câu 26: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.
    • B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.
    • C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, tùy thời gian và điều kiện của môi trường sống.
    • D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

    Section 2: Kết luận

    Trong bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1 về cá thể và quần thể sinh vật, chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm cơ bản liên quan đến sinh thái học. Qua các câu hỏi, chúng ta đã nắm được vai trò của môi trường và các yếu tố sinh thái trong quần thể sinh vật. Chúng ta đã tìm hiểu về nhân tố sinh thái vô sinh, đặc điểm của cây ưa sáng, mối quan hệ hỗ trợ cùng loài và cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Chúng ta cũng đã khám phá về cấu trúc tuổi của quần thể, kiểu phân bố cá thể và tác động của mật độ cá thể đối với quần thể sinh vật. Những kiến thức này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự tồn tại và phát triển của quần thể sinh vật. Qua việc nắm vững những khái niệm này, chúng ta có thể áp dụng vào việc nghiên cứu và bảo vệ môi trường tự nhiên. Hy vọng rằng bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1 về cá thể và quần thể sinh vật đã giúp bạn nắm vững kiến thức cơ bản về sinh thái học và phát triển khả năng giải quyết các bài toán liên quan đến quần thể sinh vật. Chúc bạn thành công trong việc học tập và khám phá thêm nhiều kiến thức mới trong lĩnh vực sinh học!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
`