'
Bài Làm:
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2:
- Chỉ ra biện pháp nhân hóa: thời gian ...chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
- Nêu tác dụng:
+ Thể hiện thời gian trôi qua nhanh chóng
+ Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt của nhà thơ
Câu 3: Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: Khi ta thất bại, vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng.
Câu 4:
- Nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong văn bản mà mình đồng cảm.
- Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm sâu sắc.
Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người xung quanh của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
* Yêu cầu vè hình thức:
- Đảm bảo bố cục một đoạn văn nghị luận: có đủ các phần mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trình bày suy nghĩ về lối sống thờ ơ vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay.
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các ý
a. Giải thích
- Vô cảm là không có cảm giác, không có tình cảm, không xúc động trước một sự vật, hiện tượng, một vấn đề gì đó trong đời sống. Bệnh vô cảm là căn bệnh của những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của con người, nhân loại...
- Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình của thế hệ trẻ hiện nay là biểu hiện tiêu cực trong đời sống của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Hiện tượng nà thu hút mối quan tân và gây ra nhiều bức xúc xã hội.
b. Bàn luận
- Thực trạng của lối sống thờ ơ: thể hiện ở lối sống ích kỉ, ham chơi, biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh nghĩ đến cái chết chỉ vì ba mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình...
- Nguyên nhân:
- Hậu quả:
- Biện pháp:
c. Bài viết nhận thức và hành động
- Nhận thức: Sống trong đời cần có tình yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ với cộng đồng.
- Bài học hành động:
* Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5 điểm) Cảm nhận của anh chị vẻ đẹp bi tráng của nhân vật T nú trong đoạn văn. Từ đó bình luận về tư tưởng cơ bản mà nhà văn Nguyễn Trung Thành muốn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật này.
* Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú, bình luận về tư tưởng cơ bản mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật này.
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật
b. Giải thích vẻ đẹp bi tráng: vẻ đẹp hào hùng, hùng tráng ngời sáng trong hoàn cảnh buồn thương, đau đớn.
c. Cảm nhận vẻ đẹp bi tráng của nhân vật Tnú trong đoạn văn
- Hoàn cảnh bi thương của nhân vật Tnú do sự khủng bố khốc liệt,tàn bạo của kẻ thù:Vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân Tnú bị giặc trói, dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay.
- Vẻ đẹp hào hùng của nhân vật T nú ngời sáng trong hoàn cảnh đau thương
- Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp bi tráng của nhân vật: sáng tạo được nhiều chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng, lời văn trau chuốt giàu hình ảnh, giọng điệu ngợi ca, tự hào…
- Bình luận về tư tưởng cơ bản mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật Tnú
- Ca ngợi vẻ đẹp anh dũng, hùng tráng của Tnú nói riêng, của con người Tây Nguyên nói chung, thể hiện chân lí của dân tộc và thời đại: để đất nước và nhân dân mãi trường tồn cần phải cùng nhau cầm vũ khí đứng dậy đánh giặc.
- Đánh giá về tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật này.
d.Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e.Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.