'
Bài Làm:
Câu 1. Nghị luận (0.5 điểm)
Câu 2. Bàn về lòng tự tin (0.75 điểm)
Câu 3. Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích (0.75 điểm)
Câu 4. HS chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục (1.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Gợi ý tham khảo
a. Giải thích vấn đề:
- Tự tin: tin vào bản thân mình
b. Bàn luận vấn đề
- Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái thành công trong cuộc sống
- Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện
- Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại
- Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân
c. Bài học nhận thức, hành động
- Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có
- Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Dàn ý chi tiết
a. Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Trường ca Mặt đường khát vọng và ý nghĩa của đoạn trích.
b. Thân bài:
- Cảm nhận về đoạn thơ: Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện: văn hóa, địa lý, lịch sử.
==> Đoạn trích thể hiện những suy ngẫm mới mẻ, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. Hình tượng Đất Nước được thể hiện bằng thể thơ tự do, linh hoạt với chất liệu thi ca được lấy từ kho tàng văn hóa, văn học dân gian, góp phần khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của Ca dao thần thoại,….
- Giải thích nhận xét về Nguyễn Khoa Điềm: Sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Khoa Điềm được tạo nên bởi hai yếu tố: xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng.