'
Câu 1: Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa aa, ATP có vai trò cung cấp năng lượng:
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon- lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi
môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ?
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể
hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép
(2) Phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin
(4) Quá trình dịch mã
Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một
gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?
Câu 5: Cho các thông tin sau:
1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn tổng hợp protein
2. Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất
3. Nhờ một enzim đặc hiệu,aa mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp
4. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng
thành
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
Câu 6:Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val - Trp - Lys- Pro. Biết rằng
các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG; Val - GUU; Lys - AAG;
Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên
có trình tự nuclêôtit là:
Câu 7: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Múc độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Câu 8: Đặc điểm nào không phải của mã di truyền?
Câu 9: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương
đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
Câu 10: Trong quá trình ôn thi, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa
đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết sau:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường | Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính |
(1) Số lượng nhiều | (2) Số lượng ít |
(3) Có thể bị đột biến | (4) không thể bị đột biến |
(5) Tồn tại thành từng cặp tương đồng | (6) không tồn tại thành từng cặp tương đồng |
(7) Có thể quy định giới tính | (8) có thể quy định tính trạng thường |
(9) Phân chia đồng đều trong phân bào | (10) không phân chia đồng đều trong phân bào |
Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là:
Câu 11: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp
(A1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen
sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Ở khi cho các cây ở thế
hệ lai (giữa cây cao nhất và cây thấp nhất) giao phấn với nhau thì tỷ lệ số cây có chiều cao
170 cm là bao nhiêu?
Câu 12: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbdd sẽ có:
Câu 13: Ở cà chua, gen A qui định tính trạng hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho giao
phấn giữa hai cây cà chua tú bội đời F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa
trắng. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì kiểu gen của hai cây cà
chua bố mẹ là:
Câu 14: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích
một cây hoa đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trắng:1 đỏ. Có thể kết luận, màu hoa được quy định bởi:
Câu 15: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn
m trên NST X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường.
Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là
đúng?
Câu 16: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ
một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là:
Câu 17: Ở một loài thực vật, biết A (hạt vàng) trội hoàn toàn so với a (hạt xanh), B (vỏ
trơn) trội hoàn toàn so với b (vỏ nhăn). Cho P (T/C): hạt vàng - vỏ trơn x hạt xanh - vỏ nhăn,
thu được F1 100% hạt vàng - vỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được 10000 hạt, trong
đó có 1600 hạt xanh - vỏ nhăn. Biết quá trình giảm phân ở hai giới là như nhau. Số lượng
hạt vàng - vỏ trơn dị hợp hai cặp gen ở F2 là:
Câu 18: Hình dưới là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ
nhiễm sắc thể này:
Câu 19: Cơ sở tế bào học của hiện tương hoán vị gen là:
Câu 20:Để kiểm chúng lại giả thuyết của mình, Men đen đã dùng phép lai nào?
Câu 21:Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit (mARN) được tổng hợp theo chiều
nào?
Câu 22:Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa bằng 10%, còn lại là 2 kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể còn lại bằng 1.875%. Hãy xác định cấu trúc ban đầu của quần thể nói trên.
Câu 23:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
1. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
2. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
3. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
4. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Câu 24: Thể đột biến là:
Câu 25: Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ:
Câu 26: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:
Câu 27:Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen
tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?
Câu 28: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực?
Câu 29: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
Câu 30:Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là:
Câu 31: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì:
Câu 32: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:
Câu 33: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
Câu 34: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:
Câu 35:Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến
mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại
nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
Câu 36: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
Câu 37: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột
biến thành NST có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là:
Câu 38: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế hệ P có kiểu gen
Câu 39: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và
phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:
Câu 40: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là: