'
Câu 1: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch xoay chiều có biểu thức: $i=4\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})$ (A) với t đo bằng giây. Tại thời điểm t= 1/50 s, cường độ dòng điện tức thời trong mạch có giá trị
Câu 2: Kết luận đúng khi so sánh chu kì biến đổi T1 của công suất tỏa nhiệt tức thời của dòng điện xoay chiều với chu kì biển đổi T2 của dòng điện đó là
Câu 3: Điện áp hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = 60cos120πt (V). Trong 1 s, số lần điện áp u có độ lớn bằng 30 V là
Câu 4: Một đèn ống được mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U. Biết đèn sáng khi điện áp giữa hai cực của đèn không nhỏ hơn (U√2)/2. Tỉ số giữa thời gian đèn tắt và thời gian đèn sáng trong một chu kì dòng điện là
Câu 5: Từ thông qua một cuộn dây có biểu thức $\phi =\phi _{0}cos(\omega t+\frac{\pi }{3})$
Lúc t = 0, suất điện động cảm ứng trong cuộn dây có giá trị là
Câu 6: Một khung dây quay đều quanh trục đối xức nằm trong mặt phẳng khung, trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với trục quay, tốc độ quay của khung dây là 600 vòng/phút. Từ thông cực đại gửi qua khung là 2/π (Wb). Suất điện động hiệu dụng trong khung là
Câu 7: Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
Câu 8: Chọn câu sai? Dung kháng của tụ điện
Câu 9: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức biểu diễn dòng điện biến đổi tuần hoàn với chu kì 0,01 s là
Câu 10: Cho dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua một đoạn mạch. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp cường độ dòng điện này bằng 0 là
Câu 11: Chọn câu sai:
Câu 12: Một bạn cắm hai que đo của một vôn kế xoay chiều vào ổ cắm điện trong phòng thí nghiệm, thấy vôn kế chỉ 220 V. Ý nghĩa của con số đó là
Câu 13: Một khung dây phẳng dẹt, hình chữ nhật gồm 200 vòng dây quay trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,2T với tốc độ góc 40 rad/s không đổi, diện tích khung dây là $400cm^{2}$, trục quay của khung vuông góc với đường sức từ. Suất điện động trong khung có giá trị hiệu dụng là
Câu 14: Nguyên tắc sản xuất dòng điện xoay chiều là
Câu 15: Dòng điện xoay chiều có cường độ $i=I_{0}cos(100\pi t+\varphi )$ thì trong 1s dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần
Câu 16: Cho một điện áp xoay chiều có biểu thức $u=6cos(40\pi t+\frac{\pi }{3})$ V. Trong khoảng thời gian 0,1s tính từ thời điểm ban đầu, t=0 số lần điện áp tức thời có độ lớn $3\sqrt{2}$ V là
Câu 17: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức $u=120cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})$ V. Tính từ thời điểm ban đầu, t=0, lần thứ hai điện áp đạt giá trị 104V và đang giảm vào thời điểm
Câu 18: Mối quan hệ giữa cường đọ dòng điệm hiệu dụng với cường độ dòng điện cực đại của dòng điện xoay chiều là
Câu 19: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một mạch điện xoay chiều là $i=4cos(20\pi t-\frac{\pi }{2})$ A đo bằng giây. Tại thời điểm $t_{1}$ nào đó dòng điện đang giảm và có cường độ $i_{1}=-2$A. Hỏi đến thời điểm $t_{2}=t_{1}+0,025$s cường độ dòng điện bằng bao nhiêu
Câu 20: Dòng điện xoay chiều trong một mạch điện có biểu thức $i=4cos(40\pi t+\frac{\pi }{4})$ A. Tính từ thời điểm ban đầu , t=0, cường độ dòng điện tức thời đạt giá trị bằng $2\sqrt{2}$ A lần thứ 5 tại thời điểm