'

Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Mục lục
Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp nước ta. Trong những năm tháng lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc để tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học “ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo”.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc

  • Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không  bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

  • Bình đẳng về chính trị
  • Bình đẳng về kinh tế
  • Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

  • Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

  • Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
  • Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc
  • Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

  • Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

  • Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
  • Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

  • Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

  • Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật
  • Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
  • Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
  • Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. 

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Em hãy nêu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Xem lời giải

Câu 2: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?

Xem lời giải

Câu 3: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

Xem lời giải

Câu 4: Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc.

Xem lời giải

Câu 5: Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.

Xem lời giải

Câu 6: Em hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

a.  Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào

b.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

c.  Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

d.  Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

Xem lời giải

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị? Theo em, việc nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa gì?

Xem lời giải

Câu 2: Các dân tộc ở Việt Nam bình đẳng về kinh tế như thế nào? Hãy lấy ví dụ cụ thể?

Xem lời giải

Câu 3: Chứng minh rằng: “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”?

Xem lời giải

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa như thế nào? Và để quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện, nhà nước ta đã có những chính sách nào?

Xem lời giải