'

Bài 6: Đất nước nhiều đối núi

Theo dõi 1.edu.vn trên
Bài 6: Đất nước nhiều đối núi
Mục lục
Dưới đây, ConKec sẽ giới thiệu cho các bạn bài 6 đất nước nhiều đồi núi. Chắc hẳn, chỉ mới nghe đến cái mục bài thôi các bạn cũng đã mường tưởng được bài học sẽ đề cập đến vấn đề gì. Vâng đó chính là một đất nước Việt Nam có nhiều đồi núi. Vậy ngoài việc nhiều đồi núi, địa hình nước ta còn có các đặc điểm nào? Gồm có các khu vực địa hình nào và phân bố ra sao? Mời các bạn cùng đến với nội dung trọng tâm của bài.

A. Ôn tập lí thuyết

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..
  • Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

  • Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
  • Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
  • Cấu trúc gồm 2 địa h­ình chính:

         - Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã

         - Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

  • Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
  • Trên bề mặt địa hình, dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn…

d. Địa hình chịu tác động  mạnh mẽ của con người

  • Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…
  • Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc…

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

Vùng núi Đông Bắc:

  • Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.
  • Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam

* Vùng núi Tây Bắc:

  • Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
  • Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

* Vùng núi Bắc Trường Sơn:

  • Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
  • Hướng Tây Bắc - Đông Nam .
  • Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
  • Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)

Vùng núi Trường Sơn Nam:

  • Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
  • Các cao nguyên đất đỏ ba dan:  Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.

B. Bài tập & Lời giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và hình 6, hãy nhận xét về đặc điểm của địa hình Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 2: Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta?

Xem lời giải

Câu 4: Quan sát hình 6, các định các cánh cung núi và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng?

Xem lời giải

Câu 5: Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng núi Tây Bắc?

Xem lời giải

Câu 6: Dựa vào hình 6, nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng các dãy núi của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?

Xem lời giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 2: Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc?

Xem lời giải

Câu 3: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?

Xem lời giải