'

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P2)
Mục lục
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thực hiện pháp luật (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của

  • A. giáo dục pháp luật.
  • B. trách nhiệm pháp lí.
  • C. thực hiện pháp luật.
  • D. vận dụng pháp luật.

Câu 2. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?

  • A. Không cẩn thận.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Thiếu suy nghĩ.
  • D. Thiếu kế hoạch.

Câu 3. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?

  • A. Cảnh cáo.
  • B. Phê bình.
  • C. Chuyển công tác khác.
  • D. Buộc thôi việc.

Câu 4: B (19 tuổi) thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên B dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Ngay sau đó B đã bị Công an bắt. Trong trường hợp này, B phải chịu trách nhiệm:

  • A. Hình sự.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân sự.
  • D. Hành chính

Câu 5. Đối tượng bị xử phạt vi phạm kỷ luật là

  • A. công dân.
  • B. cán bộ, công chức.
  • C. học sinh.
  • D. cơ quan, tổ chức.

Câu 6: Cho rằng A có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Cao đẳng X đã chặn đường đánh khiến A bị thương rất nặng phải nhập viện điều trị. Trong trường hợp này, D đã vi phạm

  • A. Hình sự.
  • B. Kỉ luật.
  • C. Dân sự.
  • D. Hành chính.

Câu 7: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi:

  • A. Vi phạm hình sự.
  • B. Vi phạm hành chính.
  • C. Vi phạm kỉ luật.
  • D. Vi phạm dân sự.

Câu 8. Ông A bị bắt vì tội buôn bán ma tuý. Ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

  • A. Trách nhiệm dân sự.
  • B. Trách nhiệm hành chính.
  • C. Trách nhiệm hình sự.
  • D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 9. Cho rằng M có bình luận xúc phạm mình trên facebook, D là sinh viên Trường Đại học Y đã chặn đường và dùng dao nhọn đâm M bị thương nặng phải đưa đi cắp cứu. Trong trường hợp này, D phải chịu trách nhiệm

  • A. Kỉ luật.
  • B. Hình sự.
  • C. Dân sự.
  • D. Hành chính.

Câu 10. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?

  • A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  • C. Xác định được người tốt và người xấu.
  • D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ

  • A. 14 tuổi trở lên.
  • B. 15 tuổi trở lên.
  • C. 16 tuổi trở lên.
  • D. 18 tuổi trở lên.

Câu 12. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

  • A. nghi phạm.      
  • B. tội phạm.
  • C. vi phạm.      
  • D. xâm phạm.

Câu 13: H vừa lĩnh 60 triệu đồng tiền gửi ngân hàng đi ra đến đường quốc lộ thì T (35 tuổi) dùng dao dí vào cổ H và yêu cầu H đưa tiền, nếu không đưa thì T sẽ đâm. Ngay lúc đó quần chúng nhân dân chạy tới bắt giữ T. Trong trường hợp này, T phải chịu trách nhiệm

  • A. Kỉ luật.
  • B. Hình sự.
  • C. Dân sự.
  • D. Hành chính.

Câu 14: Về bản chất. thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi:

  • A. chính đáng
  • B. hợp pháp.
  • C. phù hợp.
  • D. đúng đắn.

Câu 15. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

  • A. Trách nhiệm hành chính.
  • B. Trách nhiệm dân sự.
  • C. Trách nhiệm xã hội.
  • D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 16. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm

  • A. hành chính.
  • B. kỉ luật.
  • C. nội quy lao động.
  • D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 17. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?

  • A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
  • B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Mọi cơ quan, tổ chức.
  • D. Mọi công dân.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật ?

  • A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
  • C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.
  • D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.

Câu 19. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?

  • A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
  • B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
  • C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
  • D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.

Câu 20. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm

  • A. hành chính.      
  • B. hình sự.
  • C. dân sự.      
  • D. kỉ luật.

Câu 21. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?

  • A. Làm mất tài sản của người khá.
  • B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
  • C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.
  • D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.

Câu 22. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

  • A. Từ đủ 12 tuổi.
  • B. Từ đủ 14 tuổi.
  • C. Từ đủ 16 tuổi.
  • D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 23. Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

  • A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện.
  • B. Do cơ quan, công chức nhà nước thực hiện.
  • C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
  • D. Do cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thực hiện.

Câu 24: ThI hành pháp luật là:

  • A. Các cá nhân, tố chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.
  • B. Các cả nhân, tố chức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
  • C. CÁc cá nhân, tố chức sử dụng đúng đắn quyền của mình.
  • D. Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 25. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

  • A. sử dụng pháp luật.
  • B. thi hành pháp luật.
  • C. tuân thủ pháp luật.
  • D. áp dụng pháp luật.

Câu 26. Trường hợp nào sau đây là hình thức tuân thủ pháp luật?

  • A. Đội mũ bảo hiếm khi điều khiến xe máy trên đường phố.
  • B. Không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
  • C. Đi bộ trên vỉa hè.
  • D. Người lớn ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm.

Câu 27. Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm

  • A. dân sự.      
  • B. kỉ luật.
  • C. hình sự.      
  • D. hành chính.

Câu 28: Hình thức sử dụng pháp luật là:

  • A. Các cá nhân, tố chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm
  • B. Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
  • C. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đân các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
  • D. Các cá nhân, tố chức thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Câu 29. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

  • A. không thiện chí.
  • B. trái pháp luật.
  • C. không phù hợp.
  • D. trái với các quan hệ xã hội.

Câu 30. Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản?

  • A. Bốn dấu hiệu.
  • B. Ba dấu hiệu.
  • C. Hai đấu hiệu.
  • D. Một dấu hiệu.