'

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P3)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P3)
Mục lục
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào , làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải:

  • A. Trả giá cho những gì đã làm.
  • B. Thực hiện nghĩa vụ pháp lí
  • C. Chịu hình phạt tương ứng.
  • D. Chịu trách nhiệm pháp lí

Câu 2: Việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cân thiết để công dân

  • A. Sử dụng các quyền của mình.
  • B. Hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • C. Được pháp luật bảo vệ.
  • D. Đòi quyền lợi cho mình.

Câu 3: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị …………….trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

  • A. kì thị.                       
  • B. phân biệt đối xử 
  • C. hạn chế quyền.       
  • D. nghiêm cấm

Câu 4: Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây:

  • A. Thiếu tình cảm         
  • B. Thiếu kinh tế. 
  • C. Thiếu tập trung         
  • D. Thiếu bình đẳng

Câu 5. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.         
  • B. Nội quy của cơ quan.
  • C. Điều lệ Đoàn.                           
  • D. Điều lệ Đảng

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ công dân được Nhà nước quy định trong

  • A. Các chính sách của mình.
  • B. Văn bản hành chính.
  • C. Các quyết sách của mình.
  • D. Hiến pháp và luật

Câu 7: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là:

  • A. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
  • B. Hưởng quyền trước và không phải làm nghăa vụ trước Nhà nước và xã hội.
  • C. Hưởng quyền trước Nhà nước và làm nghĩa vụ trước và xã hội.
  • D. Hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau trước Nhà nước và xã hội.

Câu 8. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

  • A. xét sử của Tòa án.           
  • B. nghĩa vụ pháp lý.
  • C. trách nhiệm pháp lý.       
  • D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 9: X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng:

  • A. về thực hiện trách nhiệm pahps lý.
  • B. về trách nhiệm với Tổ quốc.
  • C. về quyền và nghĩa vụ.
  • D. về trách nhiệm với xã hội.

Câu 10. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

  • A. quyền và nghĩa vụ.                     
  • B. quyền và trách nhiệm.
  • C. nghĩa vụ và trách nhiệm.             
  • D. trách nhiệm và pháp lý.

Câu 11. Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được tiến pháp và luật quy định có vai trò như nào đối với việc sử dụng quyền của mình?

  • A. Quan trọng
  • B. Quyết định
  • C. Là điều kiện cần thiết
  • D. Không thể thiếu

Câu 12. Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

  • A. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
  • B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
  • C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
  • D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.

Câu 13: Mọi công dân ví phạm pháp luật với tính chất, mức độ, phạm vị, hoàn cảnh như nhau thì tất cả đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:

  • A. Khác nhau tùy theo chức vụ của công dân.
  • B. Khác nhau vì cần có sự phân biệt với mỗi trường hợp cụ thể.
  • C. Như nhau, không phân biệt đối xử.
  • D. Như nhau trừ trường hợp có chức vụ quản lý.

Câu 14. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân ?

  • A. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ.
  • B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
  • C. Bình đẳng tôn giáo.
  • D. Bình đẳng dân tộc.

Câu 15: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì:

  • A. Đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau
  • B. Tùy vào chức vụ mà phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
  • C. Tùy thu nhập. quan hệ, trình độ mà phải chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
  • D. Vẫn có thể bị xử lí theo những cách khác nhau.

Câu 16. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

  • A. về quyền và nghĩa vụ.         
  • B. trong sản xuất.
  • C. trong kinh tế.                     
  • D. về điều kiện kinh doanh.

Câu 17: Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. Khẳng định trên muốn đề cập đến:

  • A. Khái niệm bình đẳng trước pháp luật.
  • B. Nội dung quyền bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Hình thức thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
  • D. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền bình đẳng.

Câu 18: Mọi công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Khẳng định trên muốn đề cập đến khái niệm:

  • A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • B. Công dân với quyền bình đẳng.
  • C. Công dân bình đẳng trước pháp luật.
  • D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 19: Điều 15 - Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

  • A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
  • B. Quyền công dân đi liền với nghĩa vụ công dân.
  • C. Quyền công dân có mối liên hệ mật thiết với nghĩa vụ công dân.
  • D. Quyền công dân không đi ngược với nghĩa vụ công dân.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ?

  • A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
  • C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
  • D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 21: Huy, Hùng, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi bị Công an xã X bắt quả tang khi đang đánh bài ăn tiền. Trưởng Cộng an xã X đã kí quyết định xử phạt nên không bị xử phạt, chỉ bị Công an xã nhắc nhở rồi cho về. Trong trường hợp này, cách xử lí vi phạm của Công an xã X

  • A. Vừa có lí vừa có tình và có thể chấp nhận được
  • B. Phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật
  • C. Không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của công dân
  • D. Không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.

Câu 22: Điều 16 - Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

  • A. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • B. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • C. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • D. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa.

Câu 23: Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước phải không ngừng

  • A. Thay mới toàn bộ hệ thống pháp luật.
  • B. Đôi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  • C. Xây dựng lực lượng công an hùng hậu.
  • D. Ban hành và đưa nhiều bộ luật mới vào áp dụng.

Câu 24: Trong cùng một điều kiện công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền, nghĩa vụ đó phụ thuộc vào:

  • A. Khả năng, điều kiện, địa vị của mỗi người.
  • B. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
  • C. Khả năng, điều kiện, năng lực của mỗi người.
  • D. Khả năng, điều kiện, khả năng của mỗi người.

Câu 25: Những hành vi xâm phạm quyển và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị

  • A. Nhà nước xử lí nghiêm minh.
  • B. Nhà nước răn đe, phòng ngừa.
  • C. Nhà nước ngăn chặn và phê phán.
  • D. Cơ quan nhà nước nhắc nhở, rút kinh nghiệm.