'

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P2)
Mục lục
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân được:

  • A. kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
  • B. làm mọi cách để có lợi nhuận cao.
  • C. tự đo tuyệt đối trong kinh doanh.
  • D. tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật

Câu 2: Giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố:

  • A. Tôn tại độc lập.
  • B, Song song tồn tại
  • C.Không thể tách rời
  • D.Tách biệt lẫn nhau

Câu 3: Công ty T xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty T đã thực hiện pháp luật về:

  • A. Bảo vệ điều kiện sản xuất, kinh doanh của công ty.
  • B. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh.
  • C. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.
  • D. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.

Câu 4: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của:

  • A. Bộ luật Hình sự
  • B. Luật Hành chính.
  • C. Luật Môi trường
  • D. Luật Dân sự

Câu 5: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là.

  • A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
  • B. mọi công dân đều được thành lập công ty kinh doanh.
  • C. công dân có đủ điêu kiện do pháp luật quy định đều có quyên kinh doanh.
  • D. công dân được kinh doanh không bị ràng buộc bởi bắt cứ điều kiện gì.

Câu 6: Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty F là

  • A. phòng chống sự cố môi trường.
  • B. ứng phó sự cố môi trường.
  • C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
  • D. đánh giá thiệt hại môi trường.

Câu 7: Công ty A và công ty B sản xuất hai mạt hàng khác nhau nên phải đóng thuế với mức thuế khác nhau. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ?

  • A. Lợi nhuận kinh doanh.
  • B. Sản lượng hàng hóa.
  • C. Ngành nghề kinh doanh.
  • D. Khả năng kinh doanh.

Câu 8: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:

  • A. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
  • B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
  • C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
  • D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 9: Đ bị Công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ?

  • A. Phòng, chống tội phạm.
  • B. Kinh doanh trái phép.
  • C. Phòng, chống ma túy.
  • D. Tàng trữ ma túy.

Câu 10: Vấn đề xã hội nào dưới đây tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước?

  • A. Xóa đói giảm nghèo.
  • B. Dân số.
  • C. Phòng, chỗng tệ nạn xã hội.
  • D. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Câu 11: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vu quận sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

  • A. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.
  • B. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.
  • C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.
  • D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký.

Câu 12: Một trong những hành vi pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm cấm là

  • A. Trồng rừng sau khi khai thác.
  • B. Lên án hành vi của lâm tặc.
  • C. Cấm nổ mìn khi khai thác rừng.
  • D. Phá hoại, khái thác trái phép rừng.

Câu 13: Trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, vấn đề nào được xem là có tầm quan trọng đặc biệt ?

  • A. Bảo tồn đa dạng sinh học
  • B. Quản lí chất thải.
  • C. Bảo vệ rừng.
  • D. Khai thác hợp lí tài nguyên

Câu 14: Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

  • A. bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
  • B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
  • C. bảo vệ và phát triển rừng.
  • D. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Câu 15: Trẻ em được tiêm vắc - xin miễn phí tại các cơ sở y tế công lập để:

  • A. Tăng cường tuổi thọ.
  • B. Đảm bảo phát triển giống nòi.
  • C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh.
  • D. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Câu 16: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi này của cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới

  • A. quy trình sản xuất kinh doanh.
  • B. công thức sản xuát mì chính.
  • C. pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • D. pháp luật về cạnh tranh.

Câu 17: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng:

  • A. Đặc biệt.
  • B. Sau cùng.
  • C. Duy nhất.
  • D. Bậc nhất.

Câu 18: Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, anh M có ý định mở Văn phòng Luật sư. Anh M cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở Văn phòng Luật sư ?

  • A. Bằng thạc sỹ Luật.
  • B. Không cần bằng cấp nào nữa.
  • C. Chứng chỉ hành nghề luật sư.
  • D. Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm luật sư.

Câu 19: Tình cờ vào công ty hóa chất của bố chơi, An phát hiện công nhân đang vứt hàng loạt can hóa chất ra bờ sông phía sau công ty. Theo em, An nên làm gì trong trường hợp này?

  • A. An nên ngăn cản ngay hành động của công nhân trong công ty vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người.
  • B. Viết bức xúc lên mạng xã hội.
  • C. Không quan tâm vì đó không phải việc của mình.
  • D. Mách với các bạn của An.

Câu 20: Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là:

  • A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • B. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh.
  • C. quyết định mặt hàng kinh doanh.
  • D. lựa chọn quy mô kinh doanh.

Câu 21: Bố Mai là công an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp Bố?

  • A. Không nói gì vì mình là trẻ con.
  • B. Khuyến khích bố vì gia đình có thêm thu nhập.
  • C. Nói với Bố, Bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp.
  • D. Mách với em trai về việc làm của Bố.

Câu 22: Trong thời gian hưởng án treo do nuôi con nhỏ, A đã mở cho xưởng sản xuất đồ gốm tăng thêm thu nhập và do chị quản lý. Chị A băn khoăn không biết việc làm đó đúng hay không? Em sẽ chọn phương án nào sau đây giúp chị A?

  • A. Khuyến khích chị A tạo thu nhập kinh tế.
  • B. Im lặng vì không liên quan tới mình.
  • C. Em khuyên chị nên trốn đi mở xưởng nơi khác cho thoát án treo.
  • D. Nói với chị A, chị thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp (đang chấp hành hình phạt án treo của Tòa án).

Câu 23: Trong những nghĩa vụ sau của người sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất:

  • A. Bảo vệ quyên lợi của người tiêu dùng
  • B. Bảo vệ môi trường.
  • C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 24: Gia đình nông dân ở xã X có ba con gái vô cùng nghèo khó. Họ vẫn muốn sinh thêm con trai có người nối dõi. Hội phụ nữ xã X vận động họ sinh ít con giảm bớt khó khăn, đồng thời cho vay vốn phát triển kinh tế thoát nghèo. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng:

  • A. Pháp luật về phát triển kinh tế.
  • B. Quyền được sáng tạo của công dân.
  • C. Quyền được phát triển của công dân.
  • D. Pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.

Câu 25: Thực hiện tốt pháp luật về quốc phòng, an ninh nhằm:

  • A. Giữ vững ổn định chính trị và bảo yê vững chắc, toàn van, thống nhất chủ quyền lãnh thổ nước ta.
  • B. Củng cố quốc phòng toàn dân
  • C. Bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân
  • D. Đẩy lùi mọi âm mưu thù địch