'

Đề 14: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Theo dõi 1.edu.vn trên
Đề 14: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
Mục lục
Đề 14: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1. Bạn H ghen ghét bạn T nên đã bịa đặt, nói xấu, vu cáo cho bạn T lên faceebook, nếu là bạn của H em sẽ xử sự như thế nào?

  • A. Đánh bạn H một trận tơi bời vì tội vu cáo.
  • B. Gặp bạn H nói chuyện và phân tích cho H hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật.
  • C. Chia sẻ thông tin lên faceebok.
  • D. Im lặng và tránh gặp mặt bạn H.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước làm gì?

  • A. Quản lý công dân.                                           
  • B. Bảo vệ các công dân.
  • C. Bảo vệ các giai cấp.                                        
  • D. Quản lý xã hội.

Câu 3. Sau nhiều lần khuyên B từ bỏ chơi game không được, A đã nghĩ cách vào quán game tìm B đồng thời chửi mắng chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và đuổi ra khỏi quán. Chủ quán game và A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm .
  • D. Không được xâm phạm tới bí mật đời tư

Câu 4. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, nội dung này thể hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền học tập.                                                
  • B. Quyền sáng tạo.
  • C. Quyền tác giả.                                                  
  • D. Quyền được phát triển.

Câu 5. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào?

  • A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
  • B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  • C. Bị nghi ngờ phạm tội.
  • D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 6. Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.

  • A. kinh tế.                     
  • B. Văn hóa.                   
  • C. xã hội.                       
  • D. chính trị.

Câu 7. Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội?

  • A. Viện Kiểm sát, Tòa án.                                   
  • B. Giám đốc công ty.
  • C. Thủ trưởng cơ quan đơn vị.                           
  • D. Công an

Câu 8. Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động là

  • A. tự do, tự nguyện, bình đẳng.                          
  • B.  tích cực, tiến bộ, bình đẳng
  • C. dân chủ, công bằng, tiến bộ.                          
  • D. tích cực, chủ động, tự quyết.

Câu 9. Chị A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường, bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 300.000đ. Hỏi trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã?

  • A. Tuân thủ pháp luật.                                         
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật.                                          
  • D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10. Nội dung nào không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

  • A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
  • D. Bình đẳng giữa chủ và thợ.

Câu 11. Chị Hoa không đi đúng làn đường giành cho xe máy. Trong trường hợp này chị Hoa đã

  • A. không tuân thủ pháp luật.                                            
  • B. không thi hành pháp luật.
  • C. không áp dụng pháp luật.                                             
  • D. không sử dụng pháp luật

Câu 12. Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định. “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định. “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?

  • A. Đều là những quy định về quyền trẻ em.                     
  • B. Đều là những điều các em cần có.
  • C. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em.                    
  • D. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em.

Câu 13. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có

  • A. ai bị kiểm soát hoạt động.                                            
  • B. những quy định bắt buộc
  • C. trật tự và ổn định                                                                
  • D. gò ép bởi quy định của pháp luật.

Câu 14. Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã

  • A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.        
  • B. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
  • C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.              
  • D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

Câu 15. Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?

  • A. Để phát triển kinh tế theo hướng của mình.                 
  • B. Là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
  • C. Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực.             
  • D. Đảm bảo được yêu cầu xã hội.

Câu 16. Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Quân và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Quân và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Xử phạt hình sự và hành chính.    
  • B. Xử phạt hành chính.                      
  • C. Xử phạt dân sự.                            
  • D. Xử phạt hình sự.

Câu 17. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe máy, xe máy điện vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì bị

  • A. không phạt tiền.         
  • B. tịch thu xe.                 
  • C. cảnh cáo.                    
  • D. phạt tiền.

Câu 18. Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ

  • A. Nhà nước và Công dân.                                               
  • B. quản lí và bảo vệ.
  • C. tổ chức xã hội và cá nhân.                                            
  • D. xã hội và Công dân.

Câu 19. Khải mới 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và ra quyết định xử phạt hành chính đối với Khải. Cụ thể Khải bị

  • A. tịch thu phương tiện.   
  • B. phạt tiền.                      
  • C. cảnh cáo.                     
  • D. kỷ luật.

Câu 20. Ông Phú không đồng ý với Quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về thu hồi đất của gia đình ông để giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sơn Hải sử dụng. Ông đã khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường hợp này ông Phú đã

  • A. thi hành pháp luật.     
  • B. áp dụng pháp luật.     
  • C. tuân thủ pháp luật.     
  • D. sử dụng pháp luật.

Câu 21. Bịa đặt, nói xấu người khác là hành vi xâm phạm quyền nào của công dân?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 22. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào?

  • A. Nhân dân lao động.                                         
  • B. Giai cấp công nhân.
  • C. Giai cấp tiến bộ.                                              
  • D. Giai cấp cầm quyền.

Câu 23. Khi đến thăm trường phổ thông dân tộc nội trú M , anh T đã vô tình phát hiện việc giám thị A nhốt học sinh vi phạm kỉ luật trong phòng tối. Anh T cần thực hiện quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho học sinh?

  • A. Khiếu nại                 
  • B. Tố cáo.                      
  • C. Bảo vệ.                      
  • D. Chăm sóc.

Câu 24. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

  • A. các quyền của mình.                                       
  • B. quyền và nghĩa vụ của mình.
  • C. lợi ích kinh tế của mình.                                
  • D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 25. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng,dù chưa rõ lý do anh A đã đánh nhân viên y tế của trạm X. Anh A dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế
  • B. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
  • C. Bất khả xâm phạm về thân thể
  • D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng ,sức khỏe

Câu 26. Tòa xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về

  • A. nghĩa vụ.                                                           
  • B. trách nhiệm pháp lý.
  • C. quyền lao động.                                               
  • D. quyền.

Câu 27. Người có quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của Nhân dân là

  • A. công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. công dân Việt Nam từ đủ 19 tuổi trở lên.
  • C. công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.
  • D. công dân Việt Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 28. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

  • A. bình đẳng trước Nhà nước.                            
  • B. bình đẳng về quyền lợi.
  • C. bình đẳng trước pháp luật.                             
  • D. bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 29. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là bao nhiêu?

  • A. Từ 18 tuổi trở lên.                                           
  • B. Từ đủ14 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.                                      
  • D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 30. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?

  • A. Quyền khiếu nại.    
  • B. Quyền bãi nại.         
  • C. Quyền tố cáo.          
  • D. Quyền ứng cử.

Câu 31. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các

  • A. quy tắc quản lí xã hội.                                    
  • B. quy tắc kỉ luật lao động.
  • C. quy tắc quản lí của nhà nước.                       
  • D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 32. Khi nhìn thấy kẻ gian đang bẻ khóa xe máy của đồng nghiệp, chi H đã báo cho cơ quan công an. Chị H đã thực hiện quyền nào của công dân?

  • A. Quyền tự do ngôn luận.                                  
  • B. Quyền nhân thân.
  • C. Quyền tố cáo.                                                   
  • D. Quyền khiếu nại.

Câu 33. Người có quyền đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là

  • A. công dân Việt Nam từ đủ 17 tuổi trở lên.
  • B. công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.
  • D. công dân Việt Nam từ đủ 19 tuổi trở lên.

Câu 34. Cố ý đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm

  • A. dân sư.                      
  • B. hình sự .                    
  • C. kỷ luật.                      
  • D. hành chính.

Câu 35. Công dân có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền ứng cử, bầu cử.                                    
  • B. Quyền khiếu nại.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.                                  
  • D. Quyền tố cáo.

Câu 36. A lén lút kiểm tra điện thoại của bạn học cùng lớp, hành vi này của A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền tự do dân chủ của công dân.
  • B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 37. Chị H tự ý bán ngôi nhà mà hai vợ chồng tích góp được khi chồng đi công tác xa, vậy chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

  • A. tài sản chung.          
  • B. nhân thân.                
  • C. tài sản riêng.            
  • D. tình cảm.

Câu 38. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật là thực hiện quyền nào?

  • A.  Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.        
  • B. Tự do ngôn luận.
  • C. Quyền khiếu nại ,tố cáo.                                
  • D. Quyền ứng cử, bầu cử.

Câu 39. Cá tổ chức, cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là

  • A. sử dụng pháp luật.                                           
  • B. tuân thủ pháp luật.
  • C. áp dụng pháp luật.                                           
  • D. thi hành pháp luật.

Câu 40. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật Bầu cử?

  • A. Bỏ phiếu kín.           
  • B. Bình đẳng.                
  • C. Phổ thông.                
  • D. Trực tiếp.