'

Đề 15: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Theo dõi 1.edu.vn trên
Đề 15: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
Mục lục
Đề 15: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1. Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào

  • A. hành vi của con người.                                                 
  • B. lỗi vi phạm của con người.
  • C. độ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm lý.
  • D. suy nghĩ sai trái của con người.

Câu 2. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là người từ

  • A. đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.                                        
  • B. đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. đủ 14 tuổi trở lên                                                          
  • D. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Câu 3. Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật?

  • A. Quỳnh không đi vào đường ngược chiều.
  • B. Bạn Nam đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy.
  • C. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích.
  • D. Tuấn tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 4. Chỉ ra độ tuổi của người không có năng lực hành vi dân sự?

  • A. Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi.                                     
  • B. Chưa đủ 6 tuổi.
  • C. Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi.                                     
  • D. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 5. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là

  • A. Pháp luật.                   
  • B. Thông tư.                   
  • C. Pháp lệnh.                  
  • D. Nghị định.

Câu 6. Chủ thể của vi phạm hình sự chỉ có thể là

  • A. cá nhân và tổ chức.                                                      
  • B. cá nhân và tập thể.
  • C. cá nhân và cơ quan nhà nước                                       
  • D. những cá nhân

Câu 7. Nghi can Hòa xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi

  • A. cố ý trực tiếp.            
  • B. cố ý gián tiếp.            
  • C. vô ý do quá tự tin.     
  • D. vô ý do cẩu thả.

Câu 8. Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.                             
  • B. Luật Bảo vệ môi trường.
  • C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.       
  • D. Nội quy nhà trường

Câu 9. Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên Thanh phạm tội cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Hành vi cướp tài sản của Thanh là hành vi vi phạm

  • A. dân sự.                       
  • B. kỉ luật.                        
  • C. hành chính.                
  • D. hình sự.

Câu 10. Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?

  • A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
  • B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
  • C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
  • D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.

Câu 11.  Anh D không cho vợ đi học cao học, vậy anh D đã vi phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

  • A. sở hữu tài sản riêng.                                        
  • B. tình cảm.
  • C. sở hữu tài sản chung.                                      
  • D. nhân thân.

Câu 12. Đội thanh niên xung kích Trường THPT B đã giúp bà con vùng lũ dọn dẹp vệ sinh và tư vấn cách xử lý nguồn nước ô nhiễm . Đội thanh niên xung kích đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây ?

  • A. Bảo vệ môi trường                                          
  • B. Làm việc từ thiện
  • C. Tiết kiêm tài nguyên                                       
  • D. Xóa đói giảm nghèo

Câu 13. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?

  • A. Nhân thân .              
  • B. Tài sản chung .        
  • C. Xã hội                       
  • D. Tài sản riêng

Câu 14. Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị.

  • A. xâm hại.                    
  • B. ảnh hưởng                
  • C. thu hồi                      
  • D. xâm phạm.

Câu 15. Công an được quyền bắt người trong trường hợp nào?

  • A. Bị nghi ngờ phạm tội.                                     
  • B. Tung tin nói xấu người khác.
  • C. Hai người to tiếng với nhau.                          
  • D. Đang thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 16. Anh H bị giám đốc xí nghiệp đình chỉ công tác vì lý do nằm viện quá lâu ảnh hưởng đến thu nhập của cơ quan, trong trường hợp trên anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

  • A. Tố cáo giám đốc xí nghiệp với cơ quan có thẩm quyền cao hơn giám đốc xí nghiệp.
  • B. Làm đơn tố cáo giám đốc xí nghiệp.
  • C. Báo cho công an là giám đốc xí nghiệp đã tự ý đình chỉ công tác của mình.
  • D. Làm đơn khiếu nại giám đốc xí nghiệp

Câu 17. Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về

  • A. chính trị.                                                           
  • B. tự do tín ngưỡng.
  • C. kinh tế.                                                              
  • D. văn hóa, giáo dục.

Câu 18. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong

  • A. quan hệ kinh tế.                                               
  • B. quan hệ nhân thân.
  • C. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.         
  • D. quan hệ tài sản

Câu 19. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

  • A. nhà nước quy định các mặt hàng cho các hộ kinh doanh.
  • B. các cá nhân, tổ chức không được tự ý lựa chọn ngành nghề.
  • C. các hộ kinh doanh bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
  • D. nhà nước quy định hình thức tổ chức cho người kinh doanh.

Câu 20. Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của  mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  • B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
  • C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
  • D. Quyền nhân thân của công dân

Câu 21. Công dân Năm không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân Năm đã

  • A. áp dụng pháp luật.     
  • B. sử dụng pháp luật.     
  • C. thi hành pháp luật.     
  • D. tuân thủ pháp luật

Câu 22. Bạn Lan không đội mũ hiểm khi đi xe máy điện. Bạn Lan đã

  • A. không thi hành pháp luật.                                  
  • B. không áp dụng pháp luật.
  • C. không sử dụng pháp luật.                                  
  • D. không tuân thủ pháp luật.

Câu 23. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong

  • A. Hiến pháp và luật.                                              
  • B. Luật Hôn nhân và gia đình.
  • C. từng lĩnh vực cụ thể.                                          
  • D. Pháp lệnh và luật.

Câu 24. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là.

  • A. tính quy phạm phổ biến.                                    
  • B. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
  • C. khuôn mẫu chung.                                              
  • D. có tính bắt buộc.

Câu 25. Nội dung của pháp luật chính là

  • A. quy định bổn phận và trách nhiệm của công dân.
  • B. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
  • C. quy định những việc phải làm.
  • D. những giá trị đạo đức mà con người luôn hướng tới.

Câu 26. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do

  • A. tổ chức chính trị có quyền lực cao nhất ban hành và chỉ đạo thực hiện.
  • B. Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • C. chính phủ ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của mình.
  • D. các cơ quan nhà nước ban hành và yêu cầu mọi người phải thực hiện.

Câu 27. Bản thân em phải làm gì để không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật?

  • A. Làm những việc theo nghĩa vụ.                        
  • B. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
  • C. Làm việc theo nhu cầu của mọi người.            
  • D. Làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình

Câu 28. Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung vì pháp luậ

  • A. bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.
  • B.  buộc mọi người phải tuân theo, xử sự theo quy định pháp luật.
  • C. yêu cầu mọi người phải thi hành và tuân thủ trong thực tế.
  • D. do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Câu 29. Trách nhiệm pháp lí gắn liền với

  • A. nghĩa vụ được giao cho cá nhân.                      
  • B. hành vi trái pháp luật.
  • C. các dấu hiệu vi phạm pháp luật.                       
  • D. vi phạm phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế.

Câu 30. Chia các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí căn cứ vào

  • A. dấu hiệu vi phạm pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lí.
  • B. đối tượng bị xâm phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm.
  • C. các lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật.
  • D. địa vị, thành phần và học vấn xã hội của người vi phạm.

Câu 31. Chỉ ra câu không đúng về đặc trưng của pháp luật?

  • A. Có tính hiện đại.                                                 
  • B. Có tính quy phạm phổ biến.
  • C. Có tính quyền lực, bắt buộc chung.                   
  • D. Có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 32. Chọn câu trả lời đúng nhất cho tình huống sau: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì

  • A. vi phạm đạo đức.       
  • B. vi phạm hình sự.        
  • C. vi phạm hành chính. 
  • D. bị xã hội lên án.

Câu 33. Phương pháp quản lí xã hội dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng

  • A. đạo đức.                     
  • B. giáo dục.                    
  • C. kế hoạch.                   
  • D. pháp luật.

Câu 34. Yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc tuân thủ pháp luật hay vi phạm phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức là

  • A. điều kiện kinh tế     
  • B. nội dung của pháp luật. 
  •  C. ý thức con người.  
  • D. giáo dục của gia đình.

Câu 35. Pháp luật được ban hành để hướng dẫn

  • A. hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo các quy tắc, cách thức phù hợp.
  • B. mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện theo các quy tắc được ban hành.
  • C. cá nhân, tổ chức lực chọn cách xử sự theo các quy tắc phù hợp.
  • D. cá nhân, tổ chức thực hiện và tuân theo đúng các quy tắc chung phổ biến.

Câu 36. Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của

  • A. giai cấp công nhân.                                                       
  • B. giai cấp vô sản.
  • C. đa số nhân dân lao động.                                              
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 37. Anh Tình dùng gậy đánh người gây thương tích. Anh Tình phải chịu trách nhiệm

  • A. hành chính.                
  • B. kỉ luật.                        
  • C. dân sự.                       
  • D. hình sự.

Câu 38. Chị Mai là nhân viên công ty Hoa Hồng, có thai tháng thứ 8. Do phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng, Giám đốc yêu cầu tất cả nhân viên công ty phải làm thêm giờ. Chị Minh làm đơn xin được miễn,  nhưng Giám đốc không đồng ý. Chị Minh căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006) để khiếu nại về sự việc trên. Theo em, mục đích khiếu nại của chị Minh nhằm.

  • A. thực hiện quyền công dân của mình.                           
  • B. muốn bảo vệ sức khỏe.
  • C. bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.               
  • D. mang lại lợi ích cho mình.

Câu 39. Nhận định nào sau là sai về vai trò của pháp luật?

  • A. Pháp luật là một phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
  • B. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
  • C. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
  • D. Nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

Câu 40. Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định. “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Điều này phù hợp với

  • A. nguyện vọng của mọi người trong xã hội.                               
  • B. quy tắc xử sự trong đời sống.
  • C. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.          
  • D. Hiến pháp và luật.