Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Đầu tư của nước ngoài vào Việt nam.
Năm | Số dự án | Vốn đăng kí (triệu USD) | Vốn thực hiện (triệu USD) |
1991 | 152 | 1292 | 329 |
1995 | 415 | 6937 | 2556 |
2015 | 1387 | 32004 | 24100 |
Để thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ đường.
- B. Biểu đồ cột.
- C. Biểu đồ miền.
-
D. Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).
Câu 2: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là
- A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
-
B. gây lãng phí nguồn lao động.
- C. ô nhiễm môi trường.
- D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 3: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
- A. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
-
B. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
- C. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
- D. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh là
-
A. quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang được đẩy mạnh.
- B. nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường.
- C. nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực.
- D. nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 5: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là
- A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
-
B. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
- C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
- D. có nhiều khối núi cao, đồ sộ.
Câu 6: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì
- A. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm cao hơn số việc làm mới.
- B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
-
C. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
- D. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
- A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
- B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.
-
C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
- D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
Câu 8: Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?
-
A. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
- B. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
- C. Là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và sản phẩm nông nghiệp.
- D. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13- 14, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
- A. PuCaTha.
- B. KonKaKinh
-
C. PuSamSao
- D. Đông Triều.
Câu 10: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
- A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
- B. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
-
C. Các nhà máy ở miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
- D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 11: Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động du lịch nước ta thực sự phát triển nhanh chủ yếu là do
- A. nhu cầu du lịch của người dân tăng cao.
- B. tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.
- C. cơ sở vật chất hạ tầng được hiện đại hóa .
-
D. chính sách Đổi mới của Nhà nước.
Câu 12: Chè, cây ăn quả, cây dược liệu là chuyên môn hóa của vùng
- A. Bắc Trung Bộ.
-
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13: Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?
- A. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền văn hóa phát triển.
-
B. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- D. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước và các tổ chức quốc tế khác.
Câu 14: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
- B. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
-
C. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và gần đây đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
- D. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
Câu 15: Càng về phía Nam nước ta thì
- A. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
-
B. nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
- C. biên độ nhiệt năm càng tăng.
- D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 16: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là
- A. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
- B. có lượng mưa lớn nhất cả nước.
- C. có mật độ dân số cao nhất cả nước.
-
D. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 17: Dựa vào Atlat Việt nam trang 19, năng suất lúa nước ta năm 2007 là (tạ/ha)
- A. 49,24.
- B. 48,75.
- C. 47,89.
-
D. 49,87.
Câu 18: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện
- A. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau..
-
B. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
- C. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
- D. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.
Câu 19: Đây là đặc điểm của địa hình giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
-
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- B. Xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 20: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 23, các cảng biển sắp xếp theo chiều từ Bắc vào Nam?
-
A. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh.
- B. Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn.
- C. Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh, Đà Nẵng,
- D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh
Câu 21: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
- A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
-
B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
- C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
- D. Trình độ đô thị hóa thấp.
Câu 22: Vùng trời Việt Nam gồm không gian bao trùm trên đất liền, các đảo và
- A. vùng đặc quyền kinh tế.
- B. vùng biển.
- C. ranh giới bên ngoài của tiếp giáp lãnh hải.
-
D. ranh giới bên ngoài của lãnh hải.
Câu 23: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ là do hoạt động của
-
A. gió mùa Tây Nam xuất phát từ khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
- B. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
- C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
- D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.
Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của vị trí địa lí của nước ta về góc độ kinh tế là
- A. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
- B. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
-
C. thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
- D. thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 25: Hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á hiện nay là
- A. lao động không cần cù, siêng năng.
- B. thiếu tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
- C. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
-
D. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Câu 26: Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?
- A. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
- B. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
-
C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
- D. Phát triển toàn diện và hiện đại .
Câu 27: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây là không đúng?
-
A. Dân số nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1960-2007 tăng liên tục.
- B. Trong cơ cấu dân số nước ta, nhóm tuổi từ 15-59 chiếm tỉ lệ cao nhất.
- C. Dân số tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển.
Câu 28: Cà phê, ca cao, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do
-
A. khí hậu nóng ẩm, đất bazan màu mỡ.
- B. thị trường tiêu thụ lớn.
- C. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
- D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.
Câu 29: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 20, nhận xét nào sau đây đúng?
- A. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng khai thác và nuôi trồng.
- B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và nuôi trồng.
- C. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng nuôi trồng và khai thác.
-
D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và khai thác.
Câu 30: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
-
A. Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
- B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
- C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
Câu 31: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, cần
-
A. áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
- B. tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
- C. nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
- D. đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
Câu 32: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ ở Hà Nội?
-
A. Có 4 tháng mùa đông, nhiệt độ dưới 180 c.
- B. Nhiệt độ cao nhất ở tháng VI, thấp nhất ở tháng II, biên độ nhiệt lớn.
- C. Hà Nội có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và mùa hạ nóng, nhiệt độ cao.
- D. Nhiệt độ không đều qua các tháng.
Câu 33: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích quan trọng nhất để
- A. sử dụng hiệu quả nguồn lao động và phát huy lợi thế của thị trường tiêu thụ.
- B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
-
C. thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- D. sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.
Câu 34: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ
- A. mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
- B. phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
- C. người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng.
-
D. người sản xuất quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Câu 35: Đây là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung?
- A. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
- B. Không có các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp.
- C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
-
D. Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.
Câu 36: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là
- A. có thềm lục địa mở rộng.
- B. có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
-
C. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- D. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
Câu 37: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
- A. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- B. mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
-
C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- D. hội nhập nền kinh tế thế giới.
Câu 38: Cho biểu đồ
Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?
- A. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta qua các năm
- B. Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
- C. Giá trị xuất khẩu than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
-
D. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
Câu 39: Cho bảng số liệu: Sản lượng cao su các nước Đông Nam Á và thế giới (triệu tấn)
Năm | 1985 | 1995 | 2013 |
Đông Nam Á | 3,4 | 4,9 | 9,0 |
Thế giới | 4,2 | 6,3 | 12 |
Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản lượng cây cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 - 2013.
- A. tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
-
B. tỉ trọng ngày càng tăng.
- C. tỉ trọng ngày càng giảm.
- D. chiếm tỉ trọng cao nhất.
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta?
-
A. Nhiệt độ trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian.
- B. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo thời gian.
- C. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam.
- D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian và theo thời gian.