'

Đề 9: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Theo dõi 1.edu.vn trên
Đề 9: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
Mục lục
Đề 9: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?

  • A. Một hình thức. 
  • B. Ba hình thức. 
  • C. Hai hình thức 
  • D. Bốn hình thức

Câu 2: Độ tuổi nào khi vi phạm pháp luật được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, thành công dân có ích?

  • A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
  • B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
  • C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
  • D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Câu 3: Các tổ chức cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là

  • A. thi hành pháp luật. 
  • B. sử dụng pháp luật. 
  • C. tuân thủ pháp luật. 
  • D. áp dụng pháp luật.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức sử dụng pháp luật?

  • A. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
  • B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép làm
  • C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
  • D. Cơ quan, công chức nhà nước thực hiện nghĩa vụ.

Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa pháp luật với đạo đức xã hội là

  • A. tính chuẩn mực. 
  • B. tính quyền lực bắt buộc chung.
  • C. tính cục bộ địa phương. 
  • D. tính tự nguyện.

Câu 6: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

  • A. áp dụng pháp luật. 
  • B. tuân thủ pháp luật. 
  • C. sử dụng pháp luật. 
  • D. thi hành pháp luật

Câu 7: Nghe bố mẹ bàn tính với nhau về việc cố tình chậm nộp thuế cho nhà nước vì việc buôn bán của gia đình đang gặp khó khăn, A băn khoăn không biết nên xử sự như thế nào. Nếu là A, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào sau đây cho phù hợp với pháp luật?

  • A. Im lặng coi như không biết gì vì đó là chuyện của người lớn.
  • B. Ủng hộ cách làm của bố mẹ vì như vậy sẽ bớt khó khăn hơn.
  • C. Góp ý với bố mẹ nên nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vì đó là trách nhiệm của công dân.
  • D. Đưa chuyện này lên face book để xin ý kiến góp ý của các bạn rồi mới góp ý với bố mẹ

Câu 8: Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra cái tủ là 11 giờ, trong khi anh A làm mất 12h. Vậy anh A phải bán chiếc tủ với giá tương ứng mấy giờ?

  • A. 10 giờ. 
  • B. 13 giờ. 
  • C. 12 giờ. 
  • D. 11 giờ.

Câu 9: Hành vi xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp là vi phạm

  • A. dân sự . 
  • B. kỷ luật 
  • C. hình sự. 
  • D. hành chính.

Câu 10: Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

  • A. tổ chức thực hiện pháp luật.
  • B. xây dựng chủ trương, chính sách.
  • C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.
  • D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 11: Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

  • A. Tuân thủ pháp luật. 
  • B. Sáng kiến pháp luật.
  • C. Sử dụng pháp luật. 
  • D. Thực hành pháp luật.

Câu 12: B đang học lớp 12 nhưng đã đua xe trái phép để biết cảm giác mạnh. Nếu là bạn của B, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào cho phù hợp với pháp luật?

  • A. Khuyên B không đua xe vì đó là hành vi trái luật.
  • B. Xin B đi theo đua xe cùng cho vui.
  • C. Không quan tâm vì đó là chuyện của B
  • D. Chửi B vì việc B tham gia đua xe.

Câu 13: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm

  • A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm.
  • B. quy định các hành vi không được làm.
  • C. quy định các bổn phận của công dân.
  • D. quy định về việc được làm, phải làm,không được làm.

Câu 14: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Tính quy phạm phổ biến. 
  • B. Tính quần chúng rộng rãi.
  • C. Tính nghiêm túc. 
  • D. Tính nhân dân và xã hội.

Câu 15: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của

  • A. những người giàu. 
  • B. đa số nhân dân lao động.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • D. những người nghèo.

Câu 16: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là

  • A. không có lỗi. 
  • B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
  • C. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí. 
  • D. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.

Câu 17: Anh A đánh người gây thương tích 11% . Vậy anh A phải chịu trách nhiệm gì?

  • A. Kỉ luật. 
  • B. Hình sự. 
  • C. Hành chính. 
  • D. Dân sự.

Câu 18: Anh B có ý định thành lập một doanh nghiệp. Trong bối cảnh khi nước ta gia nhập WTO, anh B cần phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng như thế nào để thu được nhiều lợi nhuận?

  • A. Có nguồn nguyên liệu dồi dào. 
  • B. Cần ít vốn đầu tư.
  • C. Tốn ít nhân công để sản xuất. 
  • D. Có khả năng cạnh tranh cao.

Câu 19: Khi vi phạm, chủ thể vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương hoặc đuổi việc là vi phạm

  • A. hình sự. 
  • B. hành chính. 
  • C. dân sự. 
  • D. kỉ luật.

Câu 20: Khi thấy người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khả năng cứu giúp, cách xử sự nào sau đây là phù hợp với đạo đức và pháp luật?

  • A. Chờ người khác đến cứu. 
  • B. Bỏ mặc.
  • C. Cứu người. 
  • D. Đứng nhìn.

Câu 21: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật

  • A. cho phép làm. 
  • B. quy định làm. 
  • C. bắt buộc làm. 
  • D. khuyến khích làm.

Câu 22: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật

  • A. quen thuộc trong cuộc sống. 
  • B. có chỗ đứng trong thực tiễn.
  • C. đi vào cuộc sống. 
  • D. gắn bó với thực tiễn.

Câu 23: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

  • A. lợi ích kinh tế của mình. 
  • B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • C. quyền và nghĩa vụ của mình. 
  • D. các quyền của mình.

Câu 24: Chức năng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. trấn áp các giai cấp đối kháng.
  • B. tổ chức và xây dựng.
  • C. bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
  • D. trấn áp và tổ chức xây dựng.

Câu 25: Một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam là

  • A. do nhân dân làm chủ. 
  • B. do tầng lớp trí thức làm chủ.
  • C. do giai cấp công nhân làm chủ. 
  • D. do giai cấp nông dân làm chủ.

Câu 26: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là

  • A. giành được nhiều khách hàng nhất.
  • B. giành nhiều lợi nhuận nhất về mình.
  • C. bán được nhiều sản phẩm nhất.
  • D. giành ưu thế về các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Câu 27: Ông A trốn thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

  • A. Tuân thủ pháp luật. 
  • B. Áp dụng pháp luật. 
  • C. Thi hành pháp luật. 
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 28: Cầu và giá cả có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Giá giảm thì cầu giảm. 
  • B. Giá tăng thì cầu tăng.
  • C. Giá biến động nhưng cầu không biến động. 
  • D. Giá tăng thì cầu giảm.

Câu 29: Hình thức chịu trách nhiệm kỉ luật nào sau đây không đúng đối với công nhân khi vi phạm kỉ luật?

  • A. Phạt tù 
  • B. Hạ bậc lương 
  • C. Chuyển công tác 
  • D. Khiển trách

Câu 30: Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

  • A. sử dụng pháp luật. 
  • B. thi hành pháp luật. 
  • C. tuân thủ pháp luật. 
  • D. áp dụng pháp luật.

Câu 31: Theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 10/03/2017: 1 đôla Mỹ đổi được 22.850 Việt Nam đồng. Tỷ lệ này được gọi là gì?

  • A. Tỷ lệ trao đổi. 
  • B. Tỷ giá giao dịch. 
  • C. Tỷ giá hối đoái. 
  • D. Tỷ giá trao đổi.

Câu 32: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?

  • A. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
  • B. Tham ô tài sản của Nhà nước.
  • C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.
  • D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.

Câu 33: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

  • A. Bằng chính sách của Nhà nước. 
  • B. Bằng chủ trương của Nhà nước.
  • C. Bằng uy tín của Nhà nước. 
  • D. Bằng quyền lực Nhà nước.

Câu 34: Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của

  • A. vi phạm hành chính. 
  • B. vi phạm dân sự. 
  • C. vi phạm hình sự. 
  • D. vi phạm kỷ luật.

Câu 35: Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng dong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm

  • A. pháp luật. 
  • B. đạo đức. 
  • C. nội quy. 
  • D. nghĩa vụ.

Câu 36: Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?

  • A. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần. 
  • B. Yếu tố cân bằng giới tính.
  • C. Yếu tố chất lượng cuộc sống. 
  • D. Yếu tố sức khỏe sinh sản.

Câu 37: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

  • A. Hình sự. 
  • B. Hành chính. 
  • C. Kỷ luật. 
  • D. Dân sự.

Câu 38: Cảnh sát giao thông xử phạt A khi A vi phạm luật giao thông là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực bắt buộc chung. 
  • B. Tính cưỡng chế.
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. 
  • D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 39: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

  • A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. 
  • B. Tính cưỡng chế.
  • C. Tính quy phạm phổ biến. 
  • D. Tính bắt buộc chung.

Câu 40: Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quyền lực bắt buộc chung. 
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính xã hội rộng lớn. 
  • D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.