'
a) Đối tượng nghị luận của hai đoạn trích khác nhau nhưng giọng văn có điểm tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu của mỗi đoạn trích có nét gì riêng biệt?
b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong đoạn trích trên là gì?
c) Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn trích.
a) Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó.
b) Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.
giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng , nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
Bài tập 1: Trang 157 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu cảu lời văn trong đoạn trích sau (trang 157 sgk)
Bài tập 2: Trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2
Anh (chị) hãy chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn sử dụng từ ngữ, kiểu câu phù hợp
a) Suy nghĩ của anh chị về lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
b) Một số bạn trẻ cho rằng: "trước hết là phải sống cho mình" theo anh chị, trách nhiệm với bản thân khác gì tính vị kỉ?
c) "giá trị của con người không ở chân lý người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý"
Tờ câu nói trên anh chị suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của con người?
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.