'
Vectơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
Trong đó: T (s) là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
f (Hz) là số dao động toàn phần thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: SGK Vật lí 12 -Trang 8:
Viết phương trình của dao động điều hòa và giải thích các đại lượng trong phương trình.
Câu 3: SGK Vật lí 12 – Trang 8:
Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều thể hiện ở chỗ nào?
Câu 5: SGK Vật lí 12 – Trang 8:
Giữa chu kì, tần số và tần số góc có mối liên hệ như thế nào?
Câu 6: SGK Vật lí 12 – Trang 8, 9:
Một vật dao động điều hòa theo phương trình $x = A.\cos (\omega t + \varphi )$
a) Lập công thức tính vận tốc và gia tốc của vật.
b) Ở vị trí nào thì vận tốc bằng 0? Ở vị trí nào thì gia tốc bằng 0?
c) Ở vị trí nào thì vận tốc vật có độ lớn cực đại? Ở vị trí nào thì gia tốc có độ lớn cực đại?
Câu 7: SGK Vật lí 12 – Trang 9:
Một con lắc dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 12 cm. Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?
A. 12 cm.
B. - 12 cm.
C. 6 cm.
D. - 6 cm.
Câu 8: SGK Vật lí 12 – Trang 9:
Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ góc là $\pi $ rad/s. Hình chiếu của vật trên một đường kính dao động điều hòa với tần số góc, chu kì và tần số bằng bao nhiêu?
A. $\pi $ rad/s; 2 s; 0,5 Hz.
B. 2$\pi $ rad/s; 0,5 s; 2 Hz.
C. 2$\pi $ rad/s; 1 s; 1 Hz.
D. $\frac{\pi }{2}$rad/s; 4 s; 0,25 Hz.
Câu 9: SGK Vật lí 12 – Trang 9:
Cho phương trình của dao động điều hòa x = - 5cos(4$\pi $t) (cm). Biên độ và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu?
A. 5 cm; 0 rad.
B. 5 cm; 4$\pi $ rad.
C. 5 cm; (4$\pi $t) rad.
D. 5 cm; $\pi $ rad.
Câu 10: SGK Vật lí – Trang 9:
Phương trình của dao động điều hòa là x = 2cos(5t - $\frac{\pi }{6}$) (cm). Hãy cho biết biên độ, pha ban đầu, và pha ở thời điểm t của dao động.
Câu 11: SGK Vật lí 12 – Trang 9:
Một vật chuyển động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có vận tốc bằng 0 tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng 0. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Tính:
a) Chu kì.
b) Tần số.
c) Biên độ.