'

Giải bài 11 hóa học 12: Peptit và protein

Theo dõi 1.edu.vn trên
Giải bài 11 hóa học 12: Peptit và protein
Mục lục
ConKec xin chia sẻ tới các bạn bài 11 peptit và protein thuộc chương trình hóa học lớp 12. Bài đăng sẽ giúp các bạn biết peptit, protein là gì, và vai trò của chúng trong cơ thể sống. Ngoài ra các bạn còn biết sơ lược về cấu trúc và tính chất của protein. Mong các bạn tham khảo!

A - Kiến thức trọng tâm

I – Peptit

1. Khái niệm

  • Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được loại là liên kết peptit

  • Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit
  • Các peptit được phân thành hai loại:
    •  Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit…
    •  Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α-amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein
  • Tên của peptit được hình thành bằng cách ghép từ tên viết tắt cyar các gốc α-amino axit theo trật tự của chúng.

2. Tính chất hóa học

  • Phản ứng thủy phân
    • Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng 
    • Sản phẩm: các α-amino axit hoặc các peptit ngắn hơn
  • Phản ứng màu biure
    • Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên (tripeptit trở lên) tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức chất màu tím

II – Protein

1.Khái niệm

  • Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
  • Protein được phân thành 2 loại: 
    • Protein đơn giản: được tạo thành chỉ từ các α-amino axit 
    • Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân tử không phải protein (phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat…

2.Cấu tạo phân tử

  • Protein được tạo bởi nhiều gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit (n>50, với n là số gốc α-amino axit )

3. Tính chất vật lí

  • Protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng
  • Sự đông tụ và kết tủa  protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein

4. Tính chất hóa học

  • Phản ứng thủy phân
    •  Điều kiện thủy phân: xúc tác axit hoặc kiềm và đun nóng hoặc xúc tác enzim 
    • Sản phẩm: các α-amino axit
  • Phản ứng màu biure

Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím đặc trưng, màu tím là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+. Đây là một trong các phản ứng dùng để phân biệt protein.

4. Vai trò của protein đối với sự sống

  • Protein có vai trò quan trọng trong sự sống của con người cà sinh vật. Protein là cơ sở của sự sống, có protein mới có sự sống
  • Protein là hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.

Bài tập & Lời giải

Câu 1.(Trang 55/SGK) 

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH;

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH;

C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOOH;

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.

Xem lời giải

Câu 2.(Trang 55/SGK) 

Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng ?

A. NaOH;

B. AgNO3/NH3

C. Cu(OH)2

D. HNO3.

Xem lời giải

Câu 3.(Trang 55/SGK) 

Peptit là gì ? Liên kết peptit là gì ? có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit ?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).

Xem lời giải

Câu 4.(Trang 55/SGK) 

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

Xem lời giải

Câu 5.(Trang 55/SGK) 

Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (huyết cầu tố) chứa 0,4 % Fe về khối lượng (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).

Xem lời giải

Câu 6.(Trang 55/SGK)

Khi thủy phân 500 gam protein A được 170 gam alanin. Tính số mol alanin có trong lượng A trên. Nếu phân tử khối của A là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu ?

Xem lời giải