'
Khảo sát thực nghiệm để phát hiện ảnh hưởng của biên độ, khối lượng, chiều dài của con lắc đơn đối với chu kì dao động T, từ đó tìm ra công thức tính chu kì $T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}$, và ứng dụng gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.
Chuẩn bị các dụng cụ gồm:
1. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào?
Tiến hành thí nghiệm:
Kết quả:
Bảng 6.1 m = 50g, l = 50,0cm
A (cm) | $sin\alpha =\frac{A}{l}$ | Góc lệch $\alpha (^{0})$ | Thời gian 10 dao động t (s) | Chu kì T(s) |
A1 =3,0 | 0,06 | 3,44 | t1 = 14,32 $\pm $ 0,32 | T1 = 1,432 $\pm $ 0,032 |
A2 = 6,0 | 0,12 | 6,89 | t2 = 14,12 $\pm $ 0,2 | T2 = 1,412 $\pm $ 0,02 |
A3 = 9,0 | 0,08 | 10,37 | t3 = 14,54 $\pm $ 0,24 | T3 = 1,454 $\pm $ 0,024 |
A4 = 18 | 0,36 | 21.1 | t4 = 15,84 $\pm $ 0,31 | T4 = 1,584 $\pm $ 0,031 |
Rút ra định luật:
2. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào khối lượng m của con lắc như thế nào?
Tiến hành thí nghiệm:
Kết quả:
Bảng 6.2 l = 50,0cm; A = 3 cm
m (g) | Thời gian 10 dao động t (s) | Chu kì T (s) |
50 | tA = 14,16 $\pm $ 0,26 | TA = 1,416 $\pm $ 0,026 |
100 | tB = 14,22 $\pm $ 0,2 | TB = 1,422 $\pm $ 0,02 |
150 | tC = 14,36 $\pm $ 0,28 | TC = 1,436 $\pm $ 0,028 |
Rút ra định luật:
3. Chu kì dao động T của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài của con lắc như thế nào?
Tiến hành thí nghiệm:
Kết quả:
Bảng 6.3
Chiều dài l (cm) | Thời gian t = 10T (s) | Chu kì T(s) | $T^{2}(s^{2})$ | $\frac{T^{2}}{l}$ ($s^{2}$/cm) |
l1 = 50,0 ± 0,1 | t1 = 14,29 ± 0,28 | T1 = 1,429 ± 0,028 | $T_{1}^{2}$ = 2,0420 ± 0,0800 | $\frac{T_{1}^{2}}{l_{1}}$ = 0,0408 ± 0,00168 |
l2 = 45,0 ± 0,1 | t2 = 13,52 ± 0,24 | T2 = 1,352 ± 0,024 | $T_{2}^{2}$ = 1,8279 ± 0,0649 | $\frac{T_{2}^{2}}{l_{2}}$ = 0,0416 ± 0,00157 |
l3 = 60,0 ± 0,1 | t3 = 15,78 ± 0,32 | T3 = 1,578 ± 0,032 | $T_{3}^{2}$ = 2,4900 ± 0,1010 | $\frac{T_{1}^{2}}{l_{3}}$ = 0,0415 ± 0,00175 |
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T vào l. Rút ra nhận xét
- Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của $T^{2}$ vào l. Rút ra nhận xét
- Phát biểu định luật về chiều dài của con lắc đơn.
4. Kết luận
a) Từ các kết quả nhận được ở trên suy ra: Chu kỳ dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ, tại cùng một nơi, không phụ thuộc vào khối lượng và biên độ dao động của con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài của con lắc theo công thức: $T=a\sqrt{l}$
Trong đó kết quả thí nghiệm cho ta giá trị a = 2,032
Theo công thức lí thuyết về chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ:
$T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}$ (*)
Trong đó $\frac{2\pi }{\sqrt{g}}\approx 2$ (với g lấy bằng 9,8m/$s^{2}$)
So sánh kết quả đo a cho thấy công thức (*) đã được nghiệm đúng.
c) Tính gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm theo giá trị a thu được từ thực nghiệm.
$g\frac{4\pi ^{2}}{a^{2}}=\frac{4\pi ^{2}}{2.0,032^{2}}=9,561$ (m/$s^{2}$)
1. Con lắc đơn có cấu tạo như thế nào? Chiều dài l của con lắc đơn được đo như thế nào?
Hướng dẫn:
2. Cần làm như thế nào để phát hiện ra sự phụ thuộc của chu kì dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ và biên độ dao động?
Hướng dẫn:
3. Cần làm như thế nào để phát hiện ra sự phụ thuộc của chu kì dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ và chiều dài l của con lắc đơn?
Hướng dẫn:
Để phát hiện sự phụ thuộc chu kỳ dao động T của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ vào chiều dài con lắc đơn ta khảo sát chu kỳ dao động T của con lắc đơn với chiều dài tăng dần, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ l tăng thì T giảm
+ l tăng thì T không đổi hay l không phụ thuộcT
+ l tăng thì T tăng
4. Làm cách nào để xác định chu kì T với sai số ΔT = 0,02s khi dùng đồng hồ có kim giây? Cho biết sai số khi dùng đồng hồ này là $\pm $0,2s (gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ).
Hướng dẫn:
1. Khảo sát ảnh hưởng của biên độ dao động đối với chu kỳ T của con lắc đơn.
Hướng dẫn:
Con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ (α < 10$^{0}$) thì coi là dao động điều hòa, chu kỳ của con lắc khi đó không phụ thuộc vào biên độ dao động.
2. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng của con lắc m đối với chu kỳ dao động T.
Hướng dẫn:
Chu kỳ của con lắc đơn dao động nhỏ (α < 10$^{0}$) không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc.
3. Khảo sát ảnh hưởng của chiều dài con lắc đơn l đối với chu kỳ dao động T
Hướng dẫn:
a) Đường biểu diễn T = f(l) có dạng cong lên cho thấy rằng: Chu kỳ dao động T phụ thuộc đồng biến với độ dài con lắc đơn.
Đường biểu diễn T2 = F(l) có dạng đường thẳng qua gốc tọa độ cho thấy rằng: Bình phương chu kỳ dao động T$^{2}$ tỷ lệ với độ dài con lắc đơn. T$^{2}$ = k.l, suy ra $T=a\sqrt{l}$.
“Chu kỳ dao động của con lắc đơn với biên độ nhỏ, tại cùng một nơi, không phụ thuộc vào khối lượng và biên độ dao động của con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài của con lắc theo công thức: $T=a\sqrt{l}$ với $a=\sqrt{k}$ trong đó a là hệ số góc của đường biểu diễn T$^{2}$ = F(l).
b) Công thức lí thuyết về chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ: $T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}$
Đã được nghiệm đúng, với tỉ số: $\frac{2\pi }{\sqrt{g}}=a=2,032$
Từ đó tính được gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm:
$g\frac{4\pi ^{2}}{a^{2}}=\frac{4\pi ^{2}}{2.0,032^{2}}=9,561$ (m/$s^{2}$)
4. Xác định công thức về chu kỳ dao động của con lắc đơn
Hướng dẫn:
Từ các kết quả thực nghiệm suy ra: Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ nhỏ không phụ thuộc vào khối lượng và biên độ dao động của con lắc mà tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài l của con lắc đơn và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí nghiệm, hệ số tỉ lệ bằng $\frac{2\pi }{\sqrt{g}}$ $T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}$.
1. Dự đoán xem chu kì dao động T của một con lắc đơn phụ thuộc vào những đại lượng đặc trưng l, m, α của nó như thế nào? Làm cách nào để kiểm tra từng dự đoán đó bằng thí nghiệm?
Hướng dẫn:
2. Chu kì dao động của con lắc đơn có phụ thuộc vào nơi làm thí nghiệm hay không? Làm cách nào để phát hiện điều đó bằng thí nghiệm?
Hướng dẫn:
3. Có thể đo chu kì con lắc đơn có chiều dài l < 10cm hay không? Vì sao?
Hướng dẫn:
4. Dùng con lắc dài hay ngắn sẽ cho kết quả chính xác hơn khi xác định gia tốc rơi tự do g tại nơi làm thí nghiệm?
Hướng dẫn:
Dùng con lắc dài để xác định gia tốc trọng trường g cho kết quả chính xác hơn khi dùng con lắc ngắn vì sai số tỉ đối $\frac{\Delta g}{g}=\frac{2\Delta T}{T}+\frac{\Delta l}{l}$ có giá trị rất nhỏ.