'

Giải TBĐ địa 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Giải TBĐ địa 12 bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp)
Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp) sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 19. Đây là bài hướng dẫn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.

Bài 1: Trang 19 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào hình 12 trong SGK Địa lí 12 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc miền địa lí tự nhiên nào của Việt Nam.

Trả lời:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sathuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Bài 2: Trang 20 - sách TBĐ địa lí 12

Lựa chọn và nêu những biểu hiện rõ nét của các thành phần tự nhiên phân hóa theo độ cao và hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Các đai/ Các thành phần tự nhiên Khí hậu Đất Sinh vật
Nhiệt đới gió mùa chân núi (600 - 700m) Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25độC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt. Đất phù sa (chiến 24%) và đất Feralit ở đồi núi (chiếm 6%). Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và các  hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô).
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600 - 700m đến 2600m) Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25độC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m thuộc nhóm đất Feralit có mùn.
- Trên độ cao 1600 – 1700 m hình thành đất mùn.
- Từ độ cao 600 – 700m đến 1600 – 1700 m hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Xuất hiện nhiều chim, thú lông dày…
- Trên 1700m hệ sinh thái chủ yếu là rêu, địa y. Xuất hiện các loại cây ôn đới…
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (trên 2600m) Khí hậu có tính chất ôn đới, nhiệt độ dưới 15 độ C. Chủ yếu là đất mùn thô Có các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam, Thiết sam.

Bài 3: Trang 20 - sách TBĐ địa lí 12

Hãy hoàn thành bảng dưới đây để nêu rõ đặc trưng cơ bản của miền.

Trả lời:

  Ranh giới và phạm vi miền Các đặc trưng cơ bản
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Tả ngạn sông Hồng bao gồm vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
  • Địa hình: Đồi núi thấp, có hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng
  • Khoáng sản: Giàu khoáng sản như than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng,....
  • Khí hậu: Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
  • Sông ngòi: Dày đặc, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung.
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai cận nhiệt đới hạ thấp
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Địa hình cao nhất nước với độ dốc khá lớn, hướng Tây Bắc-Đông Nam
  • Khoáng sản: Thiếc, sắt, crom, titan, apatit, vật liệu xây dựng…
  • Khí hậu: Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính, mùa hạ có gió Phơn
  • Sông ngòi:có độ dốc lớn, tiềm năng thủy điện, hướng Tây Bắc-Đông Nam
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: Có đủ hệ thống đai cao
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
  • Địa hình: khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn, Bôxit vùng Tây Nguyên.
  • Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20độC, hai mùa mưa và khô
  • Sông ngòi: Có 3 hệ thống sông lớn
  • Thổ nhưỡng, sinh vật: Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế