'

Giải TBĐ địa 12 bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Theo dõi 1.edu.vn trên
Giải TBĐ địa 12 bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 23: Thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 38. Đây là bài hướng dẫn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.

Bài 1: Trang 38 - sách TBĐ địa lí 12

Từ hình 22 trong SGK Địa lí 12, em hãy

  • Điền các số liệu phù hợp vào bảng số liệu dưới đây
  • Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005.

Trả lời:

Năm Tổng số Chia ra
Cây lương thực Rau, đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 100 67.1 7.0 13.5 10.1 2.3
2005 100 59.2 8.3 23.7 7.3 1.5

Nhận xét và giải thích:

  • Tỉ trọng cây lương thực và cây ăn quả có giảm nhẹ (từ 67,1% xuống 59,2% và 10,1% xuống 7,3%), các loại cây khác cũng giảm nhẹ từ 2,3% xuống 1,5%.
  • Cây công nghiệp tăng nhanh từ 13,5% lên 23,7%; cây rau đậu tăng nhẹ từ 7% lên 8,3%.
  • Giải thích: là kết quả của chính sách phát triển kinh tế cũng như ngành công nghiệp nước ta. Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp nhằm khai thác thế mạnh và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu.

Bài 2: Trang 38 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào bảng 23.1 SGK Địa lí 12, em hãy:

  • Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990=100%).
  • Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt nói chung và từng nhóm cây trồng nói riêng.

Trả lời:

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng:

Năm Tổng số Cây lương thực Rau, đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
1990 100 100 100 100 100 100
1995 133,4 126,5 143,3 181,6 111,4 122,0
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,6 217,6 256,8 382,3 160,0 142,3

Nhận xét và giải thích:

  • Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục (100% lên 217% năm 2005).
  • Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (382,3 % năm 2005), tiếp đến là rau đậu (256,8%).
  • Cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt (lần lượt là 191.8%. 160,0% và 142.3%).
  • Giải thích: Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng với đời sống, nền kinh tế nước ta, vì vậy luôn được chú trọng phát triển. Chính sách hiện nay là đẩy mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Bài 3: Trang 39 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

  • Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm trong giai đoạn 1980 – 2008 (trước khi vẽ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng trên).
  • Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó.

Trả lời:

Tính bảng số liệu:

Năm Diện tích cây công nghiệp Chia ra
Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm
1980 627,7 (100%) 371,7 (59,2%) 256,0 (40,8%)
1990 1.199,3 (100%) 542,0 (45.2%) 657,3 (54,8%)
1995 1.619,0 (100%) 716,7 (44.3%) 902,3 (55.7%)
2000 2.229,4 (100%) 778,1 (34.9%) 1.451,3 (65.1%)
2008 2.691,9 (100%) 806,1 (30%) 1.885,8 (70%)

Vẽ biểu đồ:

Nhận xét và giải thích:

  • Diện tích cây công nghiệp hằng năm giảm đều, liên tục từ 59,2% (1980) xuống 30% (2008).
  • Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, liên tục từ 40,8% (1980) lên 70% (2008).
  • Giải thích: xu hướng chuyển dịch này phù hợp với chính sách đẩy mạnh cây lâu năm để đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.