'

Nội dung chính bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Theo dõi 1.edu.vn trên
Nội dung chính bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Mục lục

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Nhìn về vốn văn hoá dân tộc. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  •  Tác giả

Trần Đình Hượu (1926-1995) quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. Các công trình nghiên cứu nổi bật:  Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 , Nho giáo văn học Việt Nam trung cận đại, Đến hiện đại từ truyền thống, các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Năm 2000, ông được nhận giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. 

2. Tác phẩm

Văn bản nhìn về vốn văn hóa dân tộc trích từ phần II, bài Về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt. 

2. Phân tích văn bản

  • Một số nhận xét về nền văn hóa dân tộc

Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khiêm tốn, khách quan, khôn khéo của tác giả giúp người đọc dễ hiểu. Đưa ra nhận xét trên một số mặt của vấn đề nghị luận.

  •  Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

a) Hạn chế

Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người mà chỉ được giữ ở mức cân bằng, trí tuệ trong sáng tạo văn hoá không được đề cao. Sỡ dĩ có hạn chế đó là do ý thức lâu đời về sự nhỏ bé của dân tộc, về thực tế còn nhiều khó khăn, nhiều bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào của dân tộc. Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

b) Thế mạnh

Thế mạnh nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản. 

Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, lành mạnh, gần gũi với những vẻ đẹp dịu dàng, con người hiền lành, tình nghĩa.

  •  Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh. Dân tộc Việt Nam biết tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài. Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng. Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. 

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

1.Tóm tắt văn bản

Trong bài, người viết đã không còn thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam. Sử dụng giọng văn điềm tĩnh, khách quan để trình bày luận điểm của mình. Người đọc chỉ có thể nhận ra được nguồn cảm hứng thật sự của tác giả nếu hiểu cái đích xa mà ông hướng đến góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, kém phát triển.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  • Một số nhận xét về nền văn hóa dân tộc

Cách nêu vấn đề ngắn gọn, khiêm tốn, khách quan, khôn khéo của tác giả giúp người đọc dễ hiểu. Đưa ra nhận xét trên một số mặt của vấn đề nghị luận.

  •  Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

a) Hạn chế

Những hạn chế của nền văn hóa truyền thống Việt Nam là thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người mà chỉ được giữ ở mức cân bằng, trí tuệ trong sáng tạo văn hoá không được đề cao. Sỡ dĩ có hạn chế đó là do ý thức lâu đời về sự nhỏ bé của dân tộc, về thực tế còn nhiều khó khăn, nhiều bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào của dân tộc. Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Hạn chế trên các phương diện:

Thần thoại không phong phú, đổi mới.

Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí.

Khoa học kí thuật không phát triển thành truyền thống.

Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao.

b) Thế mạnh

Thế mạnh nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, lành mạnh, gần gũi với những vẻ đẹp dịu dàng, con người hiền lành, tình nghĩa.

Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột, chiến tranh.

Con người sống tình nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp,…

Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ nhưng hài hoà với thiên nhiên.

Về tôn giáo không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia.

Nghệ thuật sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường, mà giản dị, nhỏ bé.

Ứng xử trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí tuệ, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, thích sự yên ổn.

Sinh hoạt thích chừng mực vừa phải, mong ước an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu.

Quan niệm về cái đẹp cái đẹp vừa ý hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

Kiến trúc tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên.

Lối sống ghét phô trương, thích kín đáo, trọng tình nghĩa.

=> Văn hóa của người Việt Nam giàu tính nhân bản, luôn hướng đến sự tinh tế, hài hòa trên nhiều phương diện tâm hồn. 

  •  Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc

Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử đã chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh. Dân tộc Việt Nam biết tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài. Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đạo Phật nhưng đạo Phật đã bị "Việt hóa" khi vào Việt Nam: người Việt Nam không tiếp thu toàn bộ giáo lí của đạo Phật mà chỉ tiếp thu lòng nhân ái, bao dung, vô lượng. Văn hóa Việt Nam cũng tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, nhưng cũng "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa”. 

Sự tạo tác của chính dân tộc

Khả năng chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài từ đạo phật đến nho giáo.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Trong bài, người viết đã không còn thái độ hoặc ngợi ca, hoặc chê bai đơn giản thường thấy khi tiếp cận vấn đề. Tinh thần chung của bài viết là tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam. Qua đói tác giả muốn đưa bài học cho mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Nghệ thuật

Giọng văn điềm tĩnh, khách quan. Văn phong khoa học, logic, mạch lạc. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí luận sắc bén.

  • Ý nghĩa

Từ vốn hiểu biết sâu sắc về vốn văn hóa dân tộc, tác giả đã phân tích rõ những điểm tích cực và hạn chế của văn hóa truyền thống. Bài viết có văn phong chính xác, mạch lạc giúp người đọc dễ dàng nắm vững bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu hội nhập và phát triển cùng thế giới.