'

Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền học quần thể (phần 2)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền học quần thể (phần 2)
Di truyền học quần thể luôn là nội dung quan trọng có trong đề thi THPT quốc gia. Chuyên đề gồm 2 phần, phần 2 cung cấp phương pháp Tính tần số alen, kiểu gen, cấu trúc của quần thể.

Chuyên đề di truyền học quần thể (phần 2)

Tính tần số alen, kiểu gen với các gen nằm trên NST thường

I. Lý thuyết

1. Quần thể nội phối (tự thụ phấn, tự phối)

- Quần thể ban đầu có cấu trúc:  xAA + yAa + zaa = 1  qua n thế hệ tự phối. Lúc này, tỉ lệ KG Aa, AA, aa lần lượt là:

Aa =$(\frac{1}{2})^{n}$ .y

AA = x +  $\frac{1- (\frac{1}{2})^{n}}{2}$. y  

aa = z +  $\frac{1- (\frac{1}{2})^{n}}{2}$ . y

2. Quần thể ngẫu phối (Định luật Hacđi-Vanbec)

 - Ta có:   xAA + yAa + zaa = 1 ;  Nếu gọi p là tần số alen A, q là tần số alen a thì: 

pA = x + $\frac{y}{2}$ ; qa = z +  $\frac{y}{2}$

* Nội dung định luật: 

- Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec. Khi đó thoả mãn đẳng thức: p2AA + 2pqAa + q2aa  = 1, QT cân bằng => p + q  =  1

II. Câu hỏi và bài tập

Bài 1: Nêu cách kiểm tra sự cân bằng của quần thể.

Bài 2: Xác định số loại kiểu gen của quần thể cho trước.

Bài 3: Tính tần số kiểu gen của các nhóm máu trong quần thể người.