'
Đột biến gen
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
- Là những biến đổi trong cấu trúc gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp Nu.
- Các dạng đột biến:
+ Đột biến thay thế 1 hoặc 1 số cặp Nu
+ Đột biến mất 1 hoặc 1 số cặp Nu
+ Đột biến thêm 1 hoặc 1 số cặp Nu
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
- Nguyên nhân:
+ Tác nhân bên ngoài: do tác nhân lí, hóa hay sinh học của ngoại cảnh.
+ Tác nhân bên trong: Do rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào.
- Cơ chế:
+ Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
+ Tác động của các tác nhân đột biến: tác nhân 5 – BU thay A – T bằng G – X.
3. Biểu hiện của đột biến gen
- Đột biến phát sinh trong giảm phân:
- Đột biến phát sinh trong nguyên phân:
+ Đột biến tiền phôi: Xảy ra trong giai đoạn 2- 8 phôi bào.
+ Đột biến xôma: Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma).
II. Bài tập:
Bài 1: Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen?
Bài 2: Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Bài 3: Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Bài 4: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.
Bài 5: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.
Bài 6: Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng nào?