'

Soạn giản lược bài đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Soạn giản lược bài đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Mục lục
Soạn văn 12 bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Bố cục:
    • Phần 1: gồm 42 câu thơ đầu: đoạn này nói về vẻ đẹp của đất nước được tác giả so sánh và đánh giá trên nhiều phương diện nghệ thuật.
    • Phần 2: 47 câu thơ cuối: tư tưởng của nhân dân, đất nước là của nhân dân.

Câu 2:

Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

  • Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai)
  • Chiều rộng của không gian - địa lí
  • Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn

=> Cách cảm nhận của tác gả được nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).  

Câu 3:

Đất Nước hiện lên với những vẻ thân thương gần gũi bởi cốt lõi đất nước mang tư tưởng nhân dân:

  • Không gian địa lý
    • Tác giả liệt kê những danh lam thắng cảnh của đất nước ta từ Bắc đến Nam, và chính nhân dân làm nên những danh lam ấy
    • Ở mỗi danh lam ta còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: chung thủy, hiếu học, anh hùng..
    • Điểm mới trong cách cảm nhận đất nước của tác giả : nhà thơ không đi nói về hình dáng đất nước mà đi vào từng địa danh cụ thể để làm rõ tư tưởng đất nước của nhân dân
  • Thời gian lịch sử
    • Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
    • Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
    • Điểm mới là không nói đến những anh hùng lãnh đạo mà nói về phần lớn nhân dân
  • Bề dày lịch sử
    • Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

  • Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.
  • Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

Câu 4:

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

  • Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
  • Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ