'

Soạn giản lược bài luật thơ (tiếp theo)

Theo dõi 1.edu.vn trên
Soạn giản lược bài luật thơ (tiếp theo)
Mục lục
Soạn văn 12 bài Luật thơ (tiếp theo) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

a. Giống nhau:

  • Mỗi câu có năm chữ (tiếng)
  • Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...
  • Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:

  • Sóng – Xuân Quỳnh
    • Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)
    • Số câu không hạn định
    •  Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2
    • Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.
  • Mặt trăng
    • Vần: một vần (độc vận), vần cách.
    • Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng)
    • Nhịp : nhịp lẻ 2/3
    • Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa

Câu 2:

  • Cách gieo vần:

Đưa người ta không đưa qua sông
B – B – B – B – B – B - B
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
B – T – T – T – T – B - Bv
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
T – B – B – T – B – B - T
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
B – B – B – B – B – T - Bv

  • Cách ngắt nhịp:

Đưa người / ta không đưa qua "sông",(2-5)
Sao có / tiếng sóng ở trong "lòng"?(2-5)
Bóng chiều không thắm,/ không vàng vọt,(4-3)
Sao đầy hoàng hôn / trong mắt "trong"?(4-3)

Như vậy:

  • Cách gieo vần: gieo vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, thứ 2 và thứ 4: sông, lòng, trong. Đây là vần bằng (B).
  • Cách ngắt nhịp: hai câu 3 và 4 theo cách ngắt nhịp của thất ngôn truyền thống; nhưng hai câu 1 và 2 lại ngắt nhịp 2-5 cho phù hợp với tình cảm và cảm xúc của tác giả trong buổi đưa tiễn người bạn lên đường.

Câu 3:

Mô hình âm luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương như sau:

Câu 4:

  • Xác định các yếu tố vần, nhịp, hài thanh:

Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)
T -  T  -  B  -  B  -  B - T  - T
Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)
B – B - B - T – T – B - Bv
Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (2-3-2)
B – B – T – T – B – B - T
Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (4 -3)
T – T – B – B – T – T – Bv

  • Những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới là
    • Gieo vần: vần chân, gieo vần cách (song, dòng) và là vần bằng (Bv).
    • Ngắt nhịp: 4/3 (như cách ngắt nhịp trong thể thơ thất ngôn bát cú).
    • Hài thanh: tuân thủ theo đúng mô hình của thể thơ thất ngôn bát cú (đã ghi các thanh bằng (B) và trắc (T) ở các tiếng thứ 2, 4, 6 trên bốn dòng thơ).