Câu 1: ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất
- A. Vùng biển Bắc Bộ
- B. Vùng biển Bắc Trung Bộ
-
C. Vùng biển Nam Trung Bộ
- D. Vùng biên Nam Bộ
Câu 2: Dãy Bạch Mã là :
- A. Dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.
- B. Dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
-
C. Dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
- D. Dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.
Câu 3: Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
- A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
- B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
-
D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 4: Các nhóm đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là:
- A. Đất phù sa và feralit.
- B. Đất feralit và đất feralit có mùn.
-
C. Feralit có mùn và đất mùn.
- D. Đất mùn và đất mùn thô.
Câu 5: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?
- A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông
-
B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến
- C. Mở rộng các bãi triền thấp phẳng
- D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa
Câu 6: Đặc điểm khí hậu nào sau đây thuộc đai ôn đới gió mùa trên núi?
- A. Nhiệt độ tháng lạnh nhất trên 10 độ C.
- B. Khí hậu cận nhiệt.
- C. Nhiệt độ trung bình tháng dưới 5 độ C
-
D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C.
Câu 7: Phần lãnh thổ phía Bắc KHÔNG có thành phần loài nào sau đây :
- A. Nhiệt đới.
- B. Ôn đới.
-
C. Xích đạo.
- D. Cận nhiệt đới.
Câu 8: Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ Cửu Long có chung một đặc điểm là:
- A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.
- B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.
-
C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.
- D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
Câu 9: “Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000 m, phía tây là các cao nguyên”. Đó là đặc điểm của vùng :
- A. Đông Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Trường Sơn Bắc.
-
D. Trường Sơn Nam.
Câu 10: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là :
- A. xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi
-
B. sự thất thường của nhịp điệu mùa, của dòng chảy sông ngòi, tính không ổn định của thời tiết
- C. độ dốc sông ngòi lớn
- D. bão lũ, rét hại vào mùa đông
Câu 11: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở :
- A. Trường Sơn Nam.
- B. Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Nam
-
C. Hoàng Liên Sơn.
- D. Pu đen đinh và Pu sam sao
Câu 12: Sự phân hóa theo độ cao của nước ta KHÔNG biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?
- A. Khí hậu.
- B. Thổ nhưỡng
- C. Sinh vật
-
D. Khoáng sản
Câu 13: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa?
- A. Vùng núi cao Tây Bắc.
- B. Vùng núi Trường Sơn
- C. Vùng núi thấp Tây Bắc.
-
D. Vùng núi Đông Bắc
Câu 14: Đai nhiệt đới gió mùa phân bố ở độ cao trung bình:
-
A. Ở miền Bắc dưới 600 – 700 m; miền Nam lên đến 900 – 1000m
- B. Ở miền Bắc và miền Nam dưới 600 – 700m đến 900 – 1000m
- C. Ở miền Bắc dưới 900-1000 m, miền Nam 600-700m
- D. Ở miền Bắc từ 600 – 700 m trở lên; miền Nam 900 – 1000m trở lên
Câu 15: Đặc điểm nổi bật của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
- A. chủ yếu là đồi núi khá cao; đồng bằng bắc bộ mở rộng
- B. gồm 4 cánh cung; đồng bằng bắc bộ mở rộng
-
C. chủ yếu là đồi núi thấp; đồng bằng bắc bộ mở rộng
- D. địa hình ven biển đa dạng
Câu 16: Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm:
- A. chảy theo hướng vòng cung và tây bắc – đông nam
- B. chảy theo hướng tây bắc – đông nam của các dãy núi
- C. chảy theo hướng tây - đông
-
D. chảy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông
Câu 17: Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng có nhiều chân ruộng cao bạc màu và các ô trũng là do :
- A. Thường xuyên bị lũ lụt.
- B. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.
- C. Có địa hình tương đối cao và bị chia cắt.
-
D. Có hệ thống đê ngăn lũ hai bên các sông.
Câu 18: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam là sự phân hóa của:
- A. Vị trí địa lí.
- B. Địa hình.
-
C. Khí hậu.
- D. Hướng núi
Câu 19: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra)
-
A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
- B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
- C. Trong 2-3 tháng nhiêt độ trung bình thấp hơn 18oC
- D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
Câu 20: Hệ sinh thái đặc trưng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là:
-
A. Rừng lá kim trên đất feralit có mùn.
- B. Rừng gió mùa lá rộng thường xanh.
- C. Rừng lá kim trên đất feralit .
- D. Rừng cận nhiệt đới lá rộng thường xanh.
Câu 21: Những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
-
A. thiếu nước vào mùa khô, ngập lụt trên diện rộng
- B. sự thất thường của nhịp điệu mùa
- C. độ dốc sông ngòi lớn
- D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán
Câu 22: Đặc điểm nhiệt độ nào dưới đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào)
- A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo
- B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC
-
C. Trong 2-3 tháng nhiêt độ trung bình thấp hơn 18oC
- D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
Câu 23: cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu củ phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra)
- A. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
-
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa
- C. Đới rừng xích đạo
- D. Đới rừng lá kim