Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng?
Đô thị hóa tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do các đô thị là
- A. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng
-
B. Nơi có các trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế lớn
- C. Nơi có động lực lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật
- D. Nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tốt
Câu 2: Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:
-
A. Trình độ đô thị hoá thấp.
- B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
- C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
- D. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?
-
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
- B. Hà Nội, Cần Thơ.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
- D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Câu 4: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng
-
B. Đông Nam Bộ
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5: Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế
- A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn.
- B. phân tán về không gian địa lí.
-
C. phân bố không đồng đều giữa các vùng.
- D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.
Câu 6: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:
- A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng
- B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ
-
C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
- D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương
Câu 7: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
- A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động.
-
B. Vùng mới được khai thác gần đây.
- C. Có nhiều trung tâm công nghiệp.
- D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hóa nước ta:
- A. Thời phong kiến, đô thị Việt Nam hình thành ở nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
-
B. Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị được mở rộng và tập trung phát triển mạnh.
- C. Từ 1945-1975, ở miền Bắc đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị có từ trước.
- D. Từ 1975 đến nay, các đô thị phát triển mạnh, các đô thị được mở rộng nhanh hơn, đặc biệt phát triển các đô thị lớn.
Câu 9: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ đô thị hóa của nước ta còn thấp:
-
A. Hệ thống giao thông, điện, nước, môi trường và các công trình phúc lợi xã hội còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- B. Các vấn đề an ninh trật tự xã hội còn nổi cộm, chưa giải quyết triệt để.
- C. Số lao động đang đổ xô tự do vào các đô thị để kiếm công ăn việc làm còn lớn.
- D. Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau.
Câu 10: So với các nước trong khu vực, tỉ lệ dân số đô thị của nước ta ở mức:
- A. Cao
- B. Trung bình
-
C. Thấp
- D. Rất thấp
Câu 11: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là:
-
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 12: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay
-
A. Hà Nội
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Hải Phòng
- D. Đà Nẵng
Câu 13: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do
- A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất
-
B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị
- C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm
- D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn
Câu 14: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần
- A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị
- B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị
- C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa
-
D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa
Câu 15: Vùng có số lượng đô thị ít nhất nước ta là:
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- B. Tây Nguyên
-
C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 16: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là
- A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
- B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
-
C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế
Câu 17: Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì
- A. Pháp thuộc.
- B. 1954 – 1975.
- C. 1975 –1986.
-
D. 1986 đến nay.
Câu 18: Vùng có số lượng thị trấn nhiều nhất nước ta là:
- A. Đồng bằng sông Cửu Long
- B. Tây Nguyên
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
-
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 19: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm
- A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền.
- B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
- C. quá trình đô thị hoá bị chựng lại do chiến tranh.
- D. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chựng lại.
Câu 20: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là
- A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.
- B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
-
C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Câu 21: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta ( năm 2007) là
- A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
- B. Hà Nội, Biên Hòa, TP. Hồ Chí Minh
- C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
-
D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh
Câu 22: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt ( năm 2007) ở nước ta là
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 - 2014
Năm | Số dân thành thị (triệu người) | Tỉ lệ dân thành thị (%) |
1979 | 10,1 | 19,2 |
1989 | 12,5 | 19,4 |
1999 | 18,8 | 23,7 |
2014 | 30,0 | 33,1 |
Để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ miền
- B. Biểu đồ cột
- C. Biểu đồ tròn
-
D. Biểu đồ kết hợp cột và đường