Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuốngthấp lần lượt là
- A. trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi.
- B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.
-
C. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.
- D. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.
Câu 2: Căn cứ vào biểu đồ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2000-2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng là
-
A. 74,0 (%)
- B. 73,2 (%)
- C. 73,3(%)
- D. 73,4(%)
Câu 3: Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm
- A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
-
B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
- C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
- D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
Câu 4: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, thì cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành có sự chuyển dịch
- A. giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến.
- B. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.
-
C. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến.
- D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước.
Câu 5: Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) đang có sự chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để:
- A. tránh ô nhiễm môi trường.
- B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
- C. khai thác hợp lí tài nguyên.
-
D. phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.
Câu 6: Cơ cấu sản phẩm công nghiệp đang chuyển đổi theo hướng:
- A. giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
- B. vẫn duy trì các loại sản phẩm chất lượng thấp.
-
C. tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.
- D. tăng tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng trung bình.
Câu 7: Những lĩnh vực không liên quan đến sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ là
- A. kết cấu hạ tầng.
- B. phát triển đô thị.
- C. chuyển giao công nghệ.
-
D. đẩy mạnh công nghiệp hóa.
Câu 8: Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời gần đây ở nước ta?
- A. Tư vấn đầu tư.
- B. Chuyển giao công nghệ.
-
C. Vận tải hàng không.
- D. Viễn thông.
Câu 9: Nguyên nhân làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta là:
- A. nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN.
- B. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang được đẩy mạnh.
- C. nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập toàn cầu.
-
D. phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đang ngày càng hội nhập toàn cầu.
Câu 10: Công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm
- A. 1976
- B. 1986
- C. 1991
- D. 2000
Câu 11: Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững
- A. Chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao
-
B. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế
- C. Chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ
- D. Cần có nhịp độ phát triển cao; có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ
Câu 12: cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
- A. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp – xây dựng
- B. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ
-
C. Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
- D. Tăng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ
Câu 13: Trong những năm gần đây ngành đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là
- A. Công nghiệp
- B. Dịch vụ
-
C. Lâm nghiêp
- D. Nông nghiệp
Câu 14: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đonạ 1990- 2005 là
- A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh
- B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu
- C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu đều phát triên ở trình độ cao
-
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
Câu 15: ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua
- A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm
-
B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hieuj quả trên thị trường quốc tế
- C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao
- D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững
Câu 16: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
- A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
- B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành
- C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời
-
D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động
Câu 17: Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do:
-
A. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viên thông, tưu vấn đầu tưu, chuyển giao công nghệ,…
- B. Nước ta có điều kiện thuận lựi vè vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
- C. Đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước
- D. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục
Câu 18: Vùng kinh tế dẫn đầu trong công nghiệp hoá, là vùng kinh tế động lực của cả nước, là:
- A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
-
B. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- C. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- D. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 19: Điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế nhà nước?
- A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.
-
B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
- C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.
Câu 20: Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là :
- A. nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
- B. nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.
- C. tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành.
-
D. kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, sức cạnh tranh còn yếu.
Câu 21: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là :
- A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản
- B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi
-
C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp
- D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp
Câu 22: ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ơ khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )?
- A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh
- B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến
-
C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
- D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường
Câu 23: Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm:
- A. khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
- B. khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
- C. khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.
-
D. khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
Câu 24: Đây là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I :
- A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.
-
B. các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.
- C. ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.
- D. tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.
Câu 25: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng
- A. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.
- B. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- C. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
-
D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng.
Câu 26: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
-
A. Kinh tế Nhà nước.
- B. Kinh tế ngoài Nhà nước.
- C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Kinh tế tập thể.