Câu 1: Các loại cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng...) trồng nhiều ở:
- A. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn.
- B. Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La
- C. Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang.
-
D. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Hà Giang.
Câu 2: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do :
- A. Địa hình núi cao, cắt xẻ dữ dội.
- B. Các dòng chảy có hướng đào lòng về phía thượng lưu.
-
C. Lớp phủ rừng bị tàn phá mạnh.
- D. Mưa mùa tập trung với cường độ lớn.
Câu 3: Vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được cây cà phê chè là do
- A. địa hình cao nên nhiệt độ giảm.
- B. có mùa đông lạnh do địa hình cao.
- C. có một mùa mưa và khô rõ rệt.
-
D. có các khu vực địa hình thấp, kín gió.
Câu 4: Trung du và miền núi Bắc Bộ có nguồn thủy năng rất lớn là do :
- A. Địa hình đồi núi cao, phân tầng.
- B. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh có những mặt bằng rộng, lưu lượng nước lớn.
- C. Nhiều sông ngòi, lượng mưa lớn.
-
D. Địa hình dốc, lưu lượng dòng chảy lớn.
Câu 5: Miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm là do :
- A. Đất đai không thuận lợi.
- B. Người dân chưa có kinh nghiệm sản xuất.
-
C. Địa hình dốc, khó khăn trong việc làm thủy lợi, đất đai dễ bị xói mòn.
- D. Khí hậu không thuận lợi.
Câu 6: Sự khác nhau về tài nguyên khoáng sản giữa Đông Bắc và Tây Bắc là :
- A. Đông Bắc chủ yếu là than đá ; Tây Bắc chủ yếu là apatit, đồng, chì, kẽm.
-
B. Đông Bắc có cả kim loại đen, màu và nhiên liệu ; Tây Bắc chủ yếu là kim loại màu.
- C. Đông Bắc có nhiều quặng sắt ; Tây Bắc lại rất giàu quặng titan và đất hiếm.
- D. Đông Bắc phong phú và đa dạng, nhưng khó khăn trong khai thác ; Tây Bắc (ngược lại).
Câu 7: Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do:
- A. Đây là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của cả nước.
- B. Là nơi có nhà máy luyện kim lớn nhất cả nước.
- C. Là nơi thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong khai thác và chế biến khoáng sản.
-
D. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng và giá trị kinh tế cao đang được khai thác.
Câu 8: Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là
- A. khí hậu lạnh hơn.
-
B. khí hậu ấm và khô hơn.
- C. khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
- D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Trung du và Miền núi Băc Bộ?
- A. Góp phần điều tiết lũ và thuỷ lợi.
-
B. Tạo thuận lợi cho bảo vệ đa dạng sinh học.
- C. Tạo ta các cảnh quan có giá trị du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
- D. Tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp khai khoáng và năng lượng.
Câu 10: Nguyên nhân nào làm cho Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
- A. Vị trí địa lí gần khu vực cận nhiệt.
- B. Đất phù sa ở các cánh đồng trước núi.
-
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và địa hình núi cao.
- D. Có các đồng cỏ trên các cao nguyên.
Câu 11: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở TD&MN Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
-
A. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
- B. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa đông.
- C. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
- D. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng được thị trường.
Câu 12: Sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. chè, thuốc lá, bông, cà phê, trâu, bò.
- B. trâu, bò, cà phê, chè, cây ăn quả.
-
C. chè, cây ăn quả, cây dược liệu,trâu, bò.
- D. chè, hồ tiêu, hồi, quế, lợn, bò.
Câu 13: Nội dung nào sau đây là đúng về ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
- B. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.
- C. Tăng cường xuất khẩu lao động.
-
D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Câu 14: Chuyên môn hóa cây công nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ khác với Tây Nguyên chủ yếu về
-
A. điều kiện sinh thái nông nghiệp.
- B. cơ sở vật chất kĩ thuật.
- C. truyền thống sản xuất.
- D. điều kiện giao thông vận tải.
Câu 15: Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có
- A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.
-
B. mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
- C. nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- D. có nhiều dân tộc ít người sinh sống.
Câu 16: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
- B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
-
C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
- D. Trồng và chế biến cây công nghiệp.
Câu 17: Sản lượng than đá của vùng Đông Bắc chủ yếu cung cấp cho :
- A. Công nghiệp luyện kim và nhà máy nhiệt điện.
-
B. Các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.
- C. Công nghiệp hóa chất và xuất khẩu.
- D. Các nhà máy nhiệt điện và công nghiệp hóa chất.
Câu 18: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. giáp Lào, giáp biển.
- B. giáp hai vùng kinh tế, giáp biển.
- C. có cửa ngõ giao lưu với thế giới.
-
D. có biên giới chung với hai nước, giáp biển.
Câu 19: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- A. khoáng sản phân bố rải rác.
- B. khí hậu diễn biến thất thường.
-
C. địa hình dốc, giao thông khó khăn.
- D. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.
Câu 20: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm mấy tỉnh?
- A. 13 tỉnh.
- B. 14 tỉnh.
-
C. 15 tỉnh.
- D. 16 tỉnh.
Câu 21: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là
- A. trình độ thâm canh.
- B. điều kiện về địa hình.
-
C. đất đai và khí hậu
- D. truyền thống sản xuất.
Câu 22: Trung Du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất là do
-
A. ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung.
- B. có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam.
- C. có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều.
- D. các đồng bằng, bồn trũng đón gió.
Câu 23: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta chủ yếu do
- A. nền nhiệt cao, đất felarit giàu dinh dưỡng.
-
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
- C. địa hình chủ yếu là đồi núi, đất felarit giàu dinh dưỡng.
- D. nhiệt độ và lượng mưa phân hóa theo độ cao.
Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, xác định các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta.
- A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
-
B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
- D. Sơn La, Điện Biên, PhúThọ, Hà Giang.
Câu 25: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Tây Bắc là :
- A. Quang Hanh, Kim Bôi.
-
B. Kim Bôi.
- C. Kim Bôi, Thanh Tân.
- D. Thanh Tân, Mỹ Lâm.
Câu 26: Nguồn nước khoáng có giá trị cho nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở Đông Bắc là :
- A. Bình Châu, Quang Hanh.
-
B. Quang Hanh, Mỹ Lâm.
- C. Mỹ Lâm, Kim Bôi.
- D. Kim Bôi, Vĩnh Hảo.
Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
-
A. Hải Dương.
- B. Tuyên Quang.
- C. Thái Nguyên.
- D.Hà Giang.
Câu 28: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?
- A. Sắt.
- B. Đồng.
-
C. Bôxit.
- D. Pyrit
Câu 29: Yếu tố tự nhiên nào quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- A. Địa hình đồi núi là chủ yếu
-
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- C. Đất feralit màu mỡ
- D. Lượng mưa, độ ẩm lớn
Câu 30: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa
- B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện
- C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản
-
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện