Câu 1: Ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
-
A. phát triển cơ sở năng lượng.
- B. khai thác khoáng sản.
- C. xây dựng hệ thống cảng biển.
- D. phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.
Câu 2: Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
-
A. chăn nuôi gia súc lớn.
- B. chăn nuôi gia cầm.
- C. phát triển cây công nghiệp hàng năm.
- D. cây lương thực và chăn nuôi lợn.
Câu 3: Bắc Trung Bộ không mấy thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực (lúa) là do :
-
A. Đất cát pha và đất cát là chủ yếu.
- B. Khí hậu khắc nghiệt.
- C. Thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.
- D. Địa hình cắt xẻ, độ dốc lớn.
Câu 4: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của BTB?
- A. Thanh Hóa.
- B. Hà Tĩnh.
- C. Quảng Bình.
-
D. Quảng Trị.
Câu 5: Việc trồng rừng ven biển và rừng ngập mặn ở Bắc Trung Bộ sẽ không có tác dụng
- A. chắn gió, chắn bão.
-
B. hạn chế tác hại của lũ đầu nguồn.
- C. ngăn không cho cát bay, cát chảy.
- D. chắn sóng, nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 6: Tỉnh trọng điểm về nghề cá ở Bắc Trung Bộ là
- A. Thanh Hóa.
- B. Hà Tĩnh.
- C. Quảng Bình.
-
D. Nghệ An.
Câu 7: Mùa mưa ở Bắc Trung Bộ tập trung vào :
- A. Mùa hè - thu.
-
B. Mùa thu - đông.
- C. Mùa đông - xuân.
- D. Mùa xuân - hè.
Câu 8: Để tạo thế liên hoàn về không gian trong phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ cần phải :
-
A. Gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp
- B. Đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất - kĩ thuật.
- C. Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội lên vùng cao.
- D. Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị lớn.
Câu 9: Tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa lớn ở Bắc Trung Bộ là :
-
A. Cố đô Huế.
- B. Cố đô Huế và đô thị cổ Hội An.
- C. Phong Nha - Kẻ Bàng.
- D. Mỹ Sơn và Cố đô Huế.
Câu 10: Thế mạnh nổi bật nhất về sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là :
- A. Cây công nghiệp ngắn ngày và cây màu lương thực.
-
B. Chăn nuôi trâu và bò.
- C. Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu).
- D. Đánh bắt hải sản.
Câu 11: Sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa phát triển trước hết là do :
- A. Vị trí địa lí không thuận lợi.
-
B. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, cơ sở năng lượng chưa phát triển.
- C. Khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên hạn chế.
- D. Thiếu lao động kĩ thuật và thị trường tiêu thụ.
Câu 12: Hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng ở các tỉnh Duyên hải miền Trung có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì :
- A. Là vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản, lâm sản.
- B. Cơ sở năng lượng của vùng còn hạn chế.
- C. Kết cấu hạ tầng bị tàn phá nặng nề do chiến tranh và thiên tai.
-
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Khí hậu của vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm chung là :
- A. Nóng ẩm quanh năm, thời tiết diễn biến thất thường.
- B. Nóng ẩm quanh năm, thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt và hạn hán.
-
C. Có mùa đông lạnh kéo dài 1 - 2 tháng, mưa vào thu - đông, ảnh hưởng mạnh của bão và gió phơn Tây Nam.
- D. Mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc với khí hậu miền Nam.
Câu 14: Nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng chưa được khai thác ở Bắc Trung Bộ là :
- A. Quặng crômit và titan
-
B. Quặng sắt.
- C. Cát thủy tinh và đất sét trắng.
- D. Quặng thiếc và đá xây dựng.
Câu 15: Tuyến giao thông vận tải không nằm trong diện ưu tiên hiện đại hóa trục Bắc - Nam là
- A. Quốc lộ 1A.
- B. Đường sắt Thống Nhất.
- C. Quốc lộ 15.
-
D. Quốc lộ 9.
Câu 16: Thành phố và là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Bắc Trung Bộ là :
- A. Thành phố Thanh Hóa.
- B. Thành phố Thanh Hóa - Bỉm Sơn.
-
C. Thành phố Vinh.
- D. Thành phố Huế.
Câu 17: Tuyến giao thông quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ là :
-
A. Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất .
- B. Quốc lộ 7, 8, 9, 19, 26,...
- C. Hệ thống các cảng biển (đặc biệt là các cảng nước sâu).
- D. Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường ngang
Câu 18: Ranh giới khí hậu giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là :
- A. Dãy núi Tam Điệp.
- B. Dãy núi Hoành Sơn.
- C. Dãy núi Kẻ Bàng.
- D. Dãy núi Bạch Mã.
Câu 19: Cảng thương mại quốc tế (dự kiến) sẽ hình thành ở vùng Bắc Trung Bộ là:
- A. Nghi Sơn, Cửa Lò.
- B. Cửa Lò, Vũng Áng.
-
C. Vũng Áng, Chân Mây.
- D. Chân Mây, Cửa Việt.
Câu 20: Nơi chịu nhiều tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy ở nước ta là vùng ven biển
- A. Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng.
- B. Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
-
D. Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 21: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Hà Tĩnh.
- B. Thanh Hóa.
-
C. Quảng Ngãi.
- D. Quảng Trị.
Câu 22: Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ là
- A. dãy Hoành Sơn.
- B. dãy Trường Sơn Bắc.
-
C. dãy Bạch Mã.
- D. dãy Trường Sơn Nam.
Câu 23: Năm 2006, độ che phủ rừng của vùng Bắc Trung Bộ là
- A. 47,2 %.
- B. 47,5%.
-
C.47,8%.
- D. 48%
Câu 24: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa
- A. tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.
- B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.
- C. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.
-
D. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 25: Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do
- A. ảnh hưởng của Biển Đông.
- B. ảnh hưởng của gió mùa.
- C. bức chắn địa hình.
-
D. ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.
Câu 26: Các loại rừng ở Bắc Trung Bộ xếp theo tỉ lệ diện tích từ lớn đến nhỏ là
- A. rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- B. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- C. rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
-
D. rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.
Câu 27: Vùng đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
-
A. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp lâu năm.
- B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
- C. trồng rừng bảo vệ môi trường sinh thái.
- D. chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực, thực phẩm.
Câu 28: Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
- A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế
- B. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
-
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế
- D. Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình , Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế
Câu 29: Dãy núi góp phần tạo nên sự phân hóa đông – tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là
-
A. Trường Sơn Bắc
- B. Bạch Mã
- C. Hoành Sơn
- D. Hoàng Liên Sơn
Câu 30: Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ
- A. Đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng
-
B. Vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh
- C. Chỉ còn ảnh hưởng tới khu vực ven biển
- D. Chỉ còn ảnh hưởng tới các khu vực núi cao